fate zero

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,026
Reaction score
0
càng tìm hiểu về vũ trụ tôi càng tin là có god thật các đồng chí ạ :surrender:
 

bietdenbaogi0

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
349
Reaction score
0
connie_carter said:
thím nào thông não cho mình: "Vũ trụ là vô hạn nhưng có biên" là thế nào nhỉ :stick:
giãn nở không có điểm dừng, giống như bong bóng có thể thổi được mãi mãi thì đó chính là vô hạn nhưng có biên :)

Các nhà khoa học đang lo lắng rằng, với tốc độ giãn nở ngày càng nhanh của vũ trụ thì trái đất của chúng ta sẽ không còn thấy bất cứ một ngôi sao nào khác nữa. Lúc đó chỉ có trái đất và màn đêm.
 

bietdenbaogi0

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
349
Reaction score
0
ok_online said:
Chỉ cần nó có số thì vẫn có khả năng xảy ra dù tỉ lệ là cực kì cực kì nhỏ, bằng chứng là chúng ta đang hiện hữu ở đây. Mà từ lâu mình cũng đã ko tin vào thuyết tiến hoá của Darwin rồi, mong là 1 ngày nào đó sẽ có ng đủ tầm tìm ra lời giải cho vấn đề này.
1 điều theo mình nghĩ về vũ trụ thì tất cả các hố đen đều sẽ kết nối lại với nhau ở 1 điểm nhất định , cùng nhau hút vật chất tới 1 giai đoạn "đủ vật chất" nó sẽ bùng nổ ở điểm đuôi hố tạo thành hố trắng bắn ra vật chất, hình thành tiếp 1 vũ trụ khác (sự kiện bigbang), đó là lí do vì sao chưa có 1 hố trắng nào đc phát hiện kể từ thời bigbang càng làm cho mình tin vào sự kết nối của tất cả hố đen ở cùng 1 điểm duy nhất.
Mình nghĩ nguồn gốc của sự sống là từ thiên thạch chứa những mầm sống ở trong đó, rơi xuống trái đất và phát triển nên. Chứ ban đầu từ những chất vô cơ để tạo thành sự sống thì phản khoa học quá.

Mà thiên thạch rơi xuống đó là tự nhiên, hay có ai đó thả xuống thì cũng không cách nào biết được. Cũng giống như một người nông dân rãi lúa xuống đồng ruộng thì sau này hát lúa nảy mầm thành cây lúa, nó cũng đâu biết là có người gieo hạt đâu.

Thời gian, không gian rất tương đối. Trái đất mình có những cây sống đến cả 1000 năm tuổi đó thôi. Căn nhà nhỏ cơ nào thì cũng rất bao la so với một con kiến...
 

duongtrunghautk

New Member
Joined
Oct 10, 2017
Messages
568
Reaction score
0
Vũ trụ này tự nó đã cân bằng rồi, bản thân sự sống tự nó đã có rồi, có vật chất thì có phản vật chất, có hút thì sẽ có đẩy, có âm có dương, không gì là tuyệt đối cả....
 

NaVyDongBich

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
203
Reaction score
0
Các thím cho em hỏi.? Tàu vũ trụ Voy-1 và Voy-2 ấy, hiện tại là nó đang bay nhờ vào nhiên liệu, vậy các thím cho e hỏi nếu 1 ngày nó hết nhiên liệu thì nó có tiếp tục bay hay k hay dừng lại, vì trc đây e có đọc 1 topic cũng ở Voz hỏi 1 viên đạn đc bắn ra ở ngoài k gian nó sẽ bay mãi hay có lúc dừng lại.! Thì e nghĩ con tàu Voy-1/2 đang bay nvay liệu nó có dừng lại khi hết nhiên liệu hay k.?
 

kuromugi

New Member
Joined
Sep 29, 2017
Messages
227
Reaction score
0
tlv4 said:
Làm thế nào 20 axit amin thuận tay trái cần cho sự sống ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo ra sự sống đầu tiên? Theo toán học, xác suất để xảy ra là bao nhiêu? Kết quả có thể dập tắt hy vọng của những người theo thuyết tiến hóa.

Đây là bài viết thứ 7 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

Giả thuyết về “nồi soup nguyên thuỷ”
Thuyết tiến hóa giải thích tính đa dạng của thế giới sinh học thông qua chuỗi tiến hóa: A -> B -> C… -> Y -> Z trong đó A là sinh vật đầu tiên và Z là sinh vật cuối cùng. Câu hỏi lập tức nảy sinh: Sinh vật đầu tiên là cái gì? Nó từ đâu mà ra? Nói cách khác: Nguồn gốc sự sống là gì? Nếu không trả lời được câu hỏi đó thì thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ.

Đó là một câu hỏi khó, rất khó, thậm chí sẽ không bao giờ có câu trả lời. Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ ngày câu hỏi đó được nêu lên, đến nay vẫn không có câu trả lời. Đúng ra, thuyết tiến hóa đã đưa ra một câu trả lời, nhưng không phải câu trả lời có cơ sở khoa học, mà chỉ là một GIẢ THUYẾT – giả thuyết về “nồi soup nguyên thủy” với nội dung chính sau đây:

Thuở ban đầu, bầu khí quyển trên trái đất khác xa bầu khí quyển hiện nay. Khí oxy tự do hầu như không có. Các nguyên tố nitrogen, hydrogen và carbon tạo thành carbon dioxide, methane, ammonia và nước. Khi các tia sét và tia tử ngoại tác động vào hỗn hợp các khí này và hơi nước thì đường và axit amin được tạo ra. Những hỗn hợp phân tử đó trôi dạt xuống biển hoặc những khối nước khác. Qua một thời gian dài, đường, axit và những chất hỗn hợp khác cô đặc lại thành “nồi soup tiền sinh thái”, trong đó axit amin ngẫu nhiên kết hợp với nhau để tạo thành protein. Nói rộng ra, các hợp chất khác gọi là nucleotide hợp lại thành từng chuỗi và trở thành axit nucleic, chẳng hạn như DNA. Những phân tử protein và DNA tình cờ gặp nhau, nhận ra nhau và ôm ghì lấy nhau. Thế là tế bào đầu tiên hình thành!

Toàn bộ kịch bản nói trên có rất nhiều tình tiết không thể kiểm chứng và sẽ không bao giờ có thể kiểm chứng. Chẳng hạn, làm thế nào mà biết bầu khí quyển xa xưa khác xa hiện nay? Tóm lại, không có bất cứ một bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết “nồi soup nguyên thủy”, trong khi có hàng trăm lý do để bác bỏ nó. Toán học là một lý do.

Mâu thuẫn với định luật của Pasteur
Trong kịch bản nói trên, có một tình tiết quan trọng, đó là axit amin ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein. Mặc dù axit amin là một thành phần cơ bản của sự sống như ta thấy ngày nay, nhưng liệu chúng có thể NGẪU NHIÊN tập hợp lại với nhau để tạo thành protein không?

Để trả lời câu hỏi này, cần biết rằng khoa học ngày nay đã biết trong tự nhiên có 100 loại axit amin khác nhau, nhưng chỉ có 20 loại có mặt trong sự sống (sự sống chỉ sử dụng 20 loại). Hơn thế nữa, tất cả 20 loại axit amin này đều thuận tay trái. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để 20 loại axit amin thuận tay trái trong tự nhiên ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein?

Sẽ không giải được bài toán trên nếu không biết một định luật cơ bản của sự sống: Định luật sự sống bất đối xứng hay Định luật sự sống thuận tay trái do Louis Pasteur khám phá ra năm 1848, khi ông mới 26 tuổi.

Xin nhắc lại một cách sơ lược rằng cùng một hợp chất hữu cơ có thể có 2 dạng cấu trúc phân tử đối xứng gương với nhau, giống như bàn tay phải và bàn tay trái. Chẳng hạn như phân tử trong hình dưới đây.

4

Về mặt lý thuyết, đối với một hợp chất hữu cơ, xác suất để xuất hiện hai dạng cấu trúc đó là như nhau: tỷ lệ 50-50. Nhưng điều kỳ lạ là hợp chất hữu cơ trong các tế bào sống chỉ có cấu trúc bàn tay trái (chỉ thuận tay trái). Pasteur khám phá ra điều này khi ông nghiên cứu tinh thể axit tartaric.

Trong khi axit tartaric do con người chế tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp (gọi là axit paratartaric) xuất hiện cả hai loại cấu trúc ban tay phải và bàn tay trái với tỷ lệ 50-50 thì axit tartaric chiết xuất từ sự sống (bã nho) chỉ có phân tử thuận tay trái. Với trực giác thiên tài, Pasteur đã tổng quát hóa nhận xét đó thành một định luật, rằng tính chất thuận tay trái là đặc trưng của sự sống – ở đâu có sự sống, ở đó có phân tử chỉ thuận tay trái, và ngược lại, ở đâu có phân tử chỉ thuận tay trái, ở đó có sự sống.

Qua hơn 150 năm thử thách, định luật này được kiểm chứng là tuyệt đối đúng – không có bất cứ một trường hợp thực tế nào trái với nó. Giới tiến hóa rất khó chịu, vì bị định luật này thách thức, nhưng họ vẫn phải thừa nhận đó là một sự thật khó hiểu của sự sống.

Áp dụng định luật này vào trường hợp của axit amin, chúng ta có nhận xét sau đây: trong 100 loại axit amin có trong tự nhiên, những axit amin có hai loại cấu trúc thuận tay phải và thuận tay trái với tỷ lệ 50-50 đều không có mặt trong sự sống, trong khi những loại axit amin được sự sống sử dụng đều có cấu trúc thuận tay trái.

Thật thú vị để nhắc lại một chút về thí nghiệm Urey-Miller năm 1953, một thí nghiệm đã được nhiều báo chí thời đó quảng cáo rùm beng là đã “chế tạo ra sự sống”, gây chấn động dư luận. Nhưng thực ra đó là chuyện phóng đại – Miller chỉ chế tạo được một vài loại axit amin, nhưng đều là những axit amin không sống, tức là những axit amin có cấu trúc đối xứng (phân tử thuận tay phải và thuận tay trái có mặt với tỷ lệ ngang bằng). Hóa ra thí nghiệm này có tác dụng ngược: nó cảnh báo rằng sự sống không thể tạo ra từ vật chất không sống! Sự sống đòi hỏi phải có những phân tử CHỈ THUẬN TAY TRÁI, và đó là điều vượt quá khả năng của con người. Bản thân Miller 40 năm sau đã thú nhận với tạp chí Scientific American rằng “Vấn đề nguồn gốc sự sống thực ra khó hơn tôi và hầu hết những người khác dự kiến” (xem thêm về thí nghiệm Miller và vấn đề sự sống thuận tay trái ở phần Phụ Lục).

Năm 1969, giáo sư sinh học Dean Kenyon, người từng tin vào học thuyết Darwin, kết luận: “Về cơ bản, không thể tin được là vật chất và năng lượng không cần ai giúp mà tự tổ chức thành các hệ thống có sự sống”.

Thật vậy, hiện nay tất cả các nhà khoa học đều thừa nhận rằng không thể nào giải thích nổi tại sao sự sống chỉ thuận tay trái. Đó là một bí mật vĩ đại, một trong những thách đố lớn nhất của tự nhiên.

Bế tắc trong việc giải mã thách đố này, gần đây các nhà tiến hóa quay sang “đổ tội” cho vũ trụ, rằng sự sống thuận tay trái nằm ở đâu đó trong vũ trụ, và vũ trụ đã mang sự sống đó đến trái đất. Việc đổ thừa này không làm thay đổi nội dung cốt lõi của bài toán, nó chỉ chuyển địa điểm của bài toán từ trái đất lên vũ trụ mà thôi.

Vậy đã đến lúc thử tính xem xác suất để 20 loại axit amin cần cho sự sống (thuận tay trái) ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein là bao nhiêu? Xác suất này không phụ thuộc vào bài toán ở trên trái đất hay ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ.

Đây là một bài toán xác xuất điển hình, rất thú vị, có thể dùng làm một bài tập mẫu trong lý thuyết xác suất cho học sinh và sinh viên thực hành.

Bài toán tính xác suất
Để cho dễ hiểu, ta hãy hình dung các axit amin trong tự nhiên như những hạt đậu trong đống đậu trong hình vẽ dưới đây, trong đó hạt đậu đỏ là axit amin thuận tay trái, hạt đậu trắng là axit amin thuận tay phải.

5

Chú ý rằng trong đống đậu lẫn lộn trắng/đỏ ấy có 100 loại hạt đậu khác nhau, và có 20 loại cần cho sự sống. Khi đó xác suất để 20 loại axit amin cần thiết cho sự sống ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau sẽ tương đương với xác suất để xúc ngẫu nhiên một mẻ đậu trong đống đậu sao cho mẻ xúc nhận được toàn những hạt đậu mầu đỏ, và tất cả các hạt đậu mầu đỏ này đều là loại cần cho sự sống. Vậy xác suất để xúc được một mẻ đậu như thế là bao nhiêu? Chỉ cần lẫn một loại hạt không đúng với mong muốn đều sẽ dẫn tới thất bại trong việc hình thành protein, tức là sự sống không thể xuất hiện. Sự sống cần nhiều loại protein khác nhau, nên thực tế bài toán vô cùng phức tạp. Nhưng dù giả sử chỉ cần 1 loại protein xuất hiện thì xác suất cũng đã vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức có thể kết luận rằng sự kiện đó không thể xẩy ra. Thật vậy, các nhà toán học đã tính xác suất ấy, và cho biết nó bằng khoảng: 0b(1 trên 10 mũ 113 ).

Trong lý thuyết xác suất, các nhà toán học cho rằng một sự kiện có xác suất nhỏ hơn 0c là đã có thể coi như không bao giờ xảy ra. Vậy sự kiện có xác suất 0bcàng không thể xẩy ra. Để hình dung xác suất này nhỏ như thế nào, chỉ cần hình dung con số 10 mũ 113 lớn đến thế nào – nó lớn hơn số nguyên tử trong toàn vũ trụ.

Kết luận: 20 loại axit amin cần cho sự sống không thể ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra protein.

Đấy mới chỉ là xác suất để hình thành một loại protein. Thực tế có rất nhiều loại protein, trong đó có những loại protein đóng vai trò sinh tử, thiếu nó thì sự sống sẽ ngừng hoạt động, đó là các enzyme – những protein đóng vai trò thúc đẩy các phản ứng hóa học bên trong tế bào. Không có những enzyme này, tế bào sẽ chết. Vậy mà có tới 2000 loại enzymes khác nhau! Cơ hội để cùng một lúc ngẫu nhiên có tất cả các enzymes này là bao nhiêu?

Các nhà toán học đã trả lời: xác suất đó vào khoảng 0a. Con số này nhỏ đến nỗi Fred Hoyle, một nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh, phải kêu lên: “Một xác suất nhỏ khủng khiếp… nhỏ đến nỗi sự kiện đó không thể xẩy ra ngay cả trong trường hợp toàn bộ vũ trụ chứa nồi soup hữu cơ”, rồi ông kết luận: “Kết quả tính toán này đã quét sạch tư tưởng về sự sống hình thành tự phát ra khỏi cuộc tranh cãi (về nguồn gốc sự sống), nếu người ta không bị định kiến bởi niềm tin xã hội hoặc do giáo dục khoa học tạo ra (làm cho trở thành bảo thủ ngoan cố)”.

Chừng ấy lý lẽ tưởng đã quá đủ để bác bỏ câu chuyện thần tiên về “nồi soup nguyên thủy” của Darwin, nhưng sự bác bỏ học thuyết Darwin sẽ còn mạnh mẽ và dứt khoát hơn nữa, nếu ta biết rằng cơ hội thực tế để sự số

Sent from my iPhone using vozForums
Cho mịn xin link bài viết đầy đủ đi. Hay quá
 

kuromugi

New Member
Joined
Sep 29, 2017
Messages
227
Reaction score
0
NaVyDongBich said:
Các thím cho em hỏi.? Tàu vũ trụ Voy-1 và Voy-2 ấy, hiện tại là nó đang bay nhờ vào nhiên liệu, vậy các thím cho e hỏi nếu 1 ngày nó hết nhiên liệu thì nó có tiếp tục bay hay k hay dừng lại, vì trc đây e có đọc 1 topic cũng ở Voz hỏi 1 viên đạn đc bắn ra ở ngoài k gian nó sẽ bay mãi hay có lúc dừng lại.! Thì e nghĩ con tàu Voy-1/2 đang bay nvay liệu nó có dừng lại khi hết nhiên liệu hay k.?
Bạn có đáp án rồi đó. Nó cứ bay mãi thôi. Mình không nhớ nhưng nó là do thế này. Ở ngoài vũ trụ không có trọng lực và lực ma sát kéo nó lại; Thay đổi hướng của nó. Nên nó giữ nguyên trạng thái của mình. Bạn tìm hiểu lại vật lý quãng thời đi học đi. Sẽ đọc được nhiều điều thú vị đấy
 

doraemonck

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
558
Reaction score
0
Etched said:
Theo mình thì có nghĩa là bây giờ thì nó có biên, nhưng nó sẽ tiếp tục giãn nở tới vô cùng, cũng có nghĩa là vô hạn. :byebye::byebye::byebye:
Thế bác cho em hỏi môi trường trước khi có vụ bigbang thì được gọi là gì ạ
Gửi từ Xiaomi Redmi Note 5 bằng vozFApp
 

doraemonck

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
558
Reaction score
0
Etched said:
Theo mình thì có nghĩa là bây giờ thì nó có biên, nhưng nó sẽ tiếp tục giãn nở tới vô cùng, cũng có nghĩa là vô hạn. :byebye::byebye::byebye:
Thế bác cho em hỏi môi trường trước khi có vụ bigbang thì được gọi là gì ạ
Gửi từ Xiaomi Redmi Note 5 bằng vozFApp
 

duongtrunghautk

New Member
Joined
Oct 10, 2017
Messages
568
Reaction score
0
doraemonck said:
Thế bác cho em hỏi môi trường trước khi có vụ bigbang thì được gọi là gì ạ

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 5 bằng vozFApp
Gọi là hư không, theo tôi là vậy
 
Top