BLTY1996

New Member
Joined
Oct 2, 2017
Messages
41
Reaction score
1
carbon_crystal_14.07 said:
E ko rành luật. Nhưng trường hợp này là tai nạn do thiên tai làm gì có chuyện đòi đền nhà chủ được, bố ai mà lường được trường hợp tắc cống. Phường có đút tiền nó cũng làm gì lập biên bản trong khi mình ko sai dc. Trừ khi hợp đồng có các mục kiểu này. Nó mà lập biên bản cãi sml đi.
Cái bạn nói là tình trạng bất khả kháng, nhưng phải thuộc trường hợp không thể lường trước và không thể khắc phục vào thời điểm đó.
Còn cái nhà mà để tắc nếu không phải do lỗi bên thuê thì người cho thuê phải chịu trách nhiệm vì không duy trì tài sản thuê ở trạng thái bình thường, mà cái việc này thì hoàn toàn có thể khắc phục được nếu kiểm tra thường xuyên.
 

shivakl

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
3,330
Reaction score
0
Ban ko phải đền gì hết.
1. Bên thuê có thông báo cho ban về hiện trạng ngập nước tắt công' để khắc phục ko. Nếu đã thông báo thì có bằng chứng ( tin nhắn email ghi âm ) gì ko. Nếu chưa thông báo thì ko phải đền. Khi ban cho thuê nhà thì chỉ căn cứ theo hiện trạng ban đầu, đeo' thể đo thừa là dùng 1 tgian nó bị này bị no được.
2. Nếu bên thuê đã thông báo cho chủ nhà nhiều lần. Mà chủ nhà ko khắc phục dẫn đến thiệt hại cho bên thuê thì moi phải bồi thường.
3. Tai sản của ai thì người đó có nghĩa vụ tu giữ lấy và bảo quản. Thách nó lập bb với công an. Công an nào rảnh lol xử lý việc này. Cùng lắm hoa giải. Con nó quịt tiền thuê thì trừ tiền cọc đuổi đi
Sent from Xiaomi Redmi Note 3 using vozFApp
 

thanho

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
387
Reaction score
0
Đứng ở vị trí Luật sư, mọi tư vấn của em xuất phát từ quyền lợi của khách hàng, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Chứ không phải là người thi hành pháp luật, đảm bảo sự "công bằng" đối với các đối tượng trong quan hệ tranh chấp.

Nên mấy bác tư vấn kiểu chủ nhà phải bồi thường hoặc chia sẻ thiệt hại với người thuê em có thể hiểu, vì mấy bác là bên thứ ba, khách quan độc lập, đặt mình vào vị trí của cả hai bên.

Còn em nói thẳng ra em chỉ đặt mình vào vị trí của chủ nhà thôi. Trong trường hợp không có căn cứ pháp lý buộc chủ nhà phải bồi thường, thì đương nhiên em sẽ tư vấn cho chủ nhà tìm mọi cách không chấp nhận bồi thường, thậm chí kiện ngược lại để đòi quyền lợi cho chủ nhà.
 

emsisnop

Member
Joined
Oct 1, 2017
Messages
371
Reaction score
0
thanho said:
Đứng ở vị trí Luật sư, mọi tư vấn của em xuất phát từ quyền lợi của khách hàng, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Chứ không phải là người thi hành pháp luật, đảm bảo sự "công bằng" đối với các đối tượng trong quan hệ tranh chấp.

Nên mấy bác tư vấn kiểu chủ nhà phải bồi thường hoặc chia sẻ thiệt hại với người thuê em có thể hiểu, vì mấy bác là bên thứ ba, khách quan độc lập, đặt mình vào vị trí của cả hai bên.

Còn em nói thẳng ra em chỉ đặt mình vào vị trí của chủ nhà thôi. Trong trường hợp không có căn cứ pháp lý buộc chủ nhà phải bồi thường, thì đương nhiên em sẽ tư vấn cho chủ nhà tìm mọi cách không chấp nhận bồi thường, thậm chí kiện ngược lại để đòi quyền lợi cho chủ nhà.
Cảm ơn bác, đã biết được nhiều thứ
Sent from my Redmi 4X using vozForums
 

D3on

New Member
Joined
Nov 21, 2017
Messages
171
Reaction score
0
Mấy thím xem kỹ lại context nhé :stick:
emsisnop said:
Nhà em cho thuê để ở, nhà cấp bốn thôi, khách thuê ở dài hạn 2 năm.
hôm rồi trời mưa nghẹt cái thoát nước trên mái tôn nó tràn vào nhà, làm hư laptop vài món đồ của người thuê, vậy là người thuê kêu bên phường tới lập biên bản bắt nhà em đền. Cho em hỏi:
1, trường hợp bên phường cóc quan tâm, không cà phê cho nó nên nó không lập biên bản, vậy người thuê nhà sẽ quịt tiền thuê nhà vậy làm sao để đuổi họ đi ?
2, trường hợp người thuê có đút tiền để lập biên bản thì sao ?
Em dân ngu ku đen, bác nào rành giúp em với:sweat:

Sent from my Redmi 4X using vozForums
Thứ nhất, thớt cho hỏi thêm là thằng thuê ở bao lâu rồi? Trước khi xảy ra vụ tràn nước, thằng thuê nhà có báo thớt là cống thoát nước trên mái bị hư không? Nếu không thì cái này chả phải nghĩa vụ của thớt vì thớt không biết được tình trạng cái cống nhé. Chưa kể nếu bên kia ở lâu rồi bây giờ mới phát sinh vấn đề thì hư hỏng này chỉ có thể được xem là hư hỏng mới, không phải hư hỏng từ hiện trạng mà các bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng thuê. Thớt chỉ có nghĩa vụ đảm bảo tài sản cho thuê đảm bảo hiện trạng như lúc mới cho thuê thôi.

Thêm nữa, cái nghĩa vụ sửa chữa không để nước mua này có thật sự phát sinh không nếu trong hợp đồng không quy định? Nghĩa vụ chỉ phát sinh trong các trường hợp quy định theo điều 275 BLDS và/hoặc các nghĩa vụ do luật định khi không có thỏa thuận thôi.

Cuối cùng, nếu muốn áp dụng cái quy định về nghĩa vụ đảm bảo giá trị tài sản thuê thì mấy ông đọc cho hết cái điều đó đã. Theo quy định thì bên thuê phải sửa chữa các “hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa”. Tới cái cống bị tắt mà cũng đi kêu thằng chủ nhà chạy qua sửa à? Mà thế thì luật cũng có quy định thêm nghĩa vụ bên thuê phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản đang thuê nhé.

Túm lại: chả việc gì phải đền.

Về vụ trả tiền thuê thì cứ theo HĐ mà làm, không trả tiền thì cứ hết hạn thì đá ra. Không ra thì báo công an đến lập biên bản, sau có căn cứ khởi kiện (nếu muốn chơi tới cùng).

P/s: cùng quan điểm với thím thanho nha. Các thím khác chỉ tư vấn theo kiểu dĩ hòa vi quý dưới góc nhìn của người thứ 3. Thực tế thì LS phải tư vấn vì quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho khách hàng trên cơ sở đúng quy định pháp luật. Các thím muốn lôi luật ra để nói thì cũng phải hiểu rõ bản chất và các yếu tố áp dụng nữa, chứ không phải thấy vậy thì là vậy.
 

9635741-4

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,227
Reaction score
0
Nếu đang nắm tiền cọc (thường thuê lâu cọc cỡ 2 tháng) thì sợ gì nó bùng tiền thuê? Đến hạn đá nó ra khỏi nhà thôi. Nói tình cảm thì thí cho vài đồng gọi là thương anh túng quá, hê hê.

Vụ này luật 50:50 nên không nói bên nào thắng được. Giờ chỉ xem nắm đấm ai cứng hơn thôi, hê hê.
 

D3on

New Member
Joined
Nov 21, 2017
Messages
171
Reaction score
0
zxzxzx111 said:
Chưa đúng lắm bạn nhé.

Thiên tai là: động đất, lũ lụt, sóng thần, bão, núi lửa, ... Những rủi ro không lường được trước và không có khả năng kháng cự.

Còn việc ngập cống là do thi công không đúng, ăn bớt hoặc là người thi công không đủ năng lực.

Giống như việc mái tôn của bạn kia bị nghẹt là do không cẩn thận trong việc xây dựng hoặc không kiểm tra kĩ lưỡng trước khi cho thuê.

Động đất, sóng thần # ngập nước, tắc cống
Nói như bạn thì giống như đang tự tát vào mặt bên thuê vậy. Các bên đã giao kết hợp đồng thuê rồi, dù có kiểm tra hay chưa thì cũng mặc nhiên là đồng ý với hiện trạng của ngôi nhà. Nếu lấy lập luận của bạn thì mình có thể nói việc kiểm tra hiện trạng là nghĩa vụ của bên đi thuê, vì không kiểm tra kỹ nên phải chịu ko?
itcon said:
Ông này cũng học luật, làm pháp chế ngân hàng chắc toàn đi xử lý nợ nên nói ra như người chẳng biết gì:
1. Trời mưa không phải sự kiện bất khả kháng
2. Về tội xâm phạm chỗ ở: Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. => nhà tôi đang thuê ở theo hợp đồng, có thể tôi chưa trả tiền thuê, nhưng vẫn còn hợp đồng thì tôi vẫn đang ở hợp pháp. Chủ nhà đuổi tôi ra mới chính là người phạm tội xâm phạm chỗ ở.

Bạn này nói rất đúng, tôi đồng ý.


Như bạn trên đã nói, khi cho thuê, nhận tiền, phải có trách nhiệm đảm bảo các vấn đề điện, nước cho người thuê. Thử hỏi khi người ta đến thuê mà bạn nói nhà bị dột nước thì người ta có thuê không.

Theo mình bạn nên thỏa thuận bớt vài tháng tiền nhà cho người ta.
Liệu bạn có thể đi thuê nhà và dự đoán nhà đó sẽ bị hư ống thoát nước trên mái không? Nếu bạn nói có thì cho mình xin cách dự đoán. Nếu không thì cũng không cần tranh cãi thêm vụ bất khả kháng nhé vì nó nằm ngoài dự đoán của bên cho thuê (lẫn bên thuê) rồi.
Bạn xem lại quy định của luật nhé. Bên thuê có nghĩa vụ thanh toán đúng và đủ tiền thuê. Một khi bên thuê đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bên cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê. Thêm nữa, chủ nhà là chủ sở hữu căn nhà. Theo quy định thì quyền sở hữu bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt căn nhà. Bên thuê khi đi thuê chỉ được quyền sử dụng thôi, khi HĐ chấm dứt thì họ không còn bất kỳ quyền nào đối với tài sản đó nữa. Bên cho thuê có quyền chiếm hữu và định đoạt, do đó họ có quyền yêu cầu bên thuê rời khỏi nhà nhé.
 
Top