met3ora

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
754
Reaction score
0
Honekawa Suneo said:
dân HK nghe nói khôn và chảnh, vì bọn nó ý thức được quốc tịch hk nó mạnh cỡ nào. Cho nên việc làm loạn thế này là phải có lí do, chứ ai rỗi hơi bỏ công ăn việc làm đi tiểu bình
mình ko theo dõi nhiều nên ko phán bên nào đúng sai, chưa chắc bọn tiểu bình là 100% ôn hoà hết, bên conan cũng vậy
còn bọn ngu ngục trên FB chửi như nó biết tường tận gốc rễ vấn đề thì thôi bỏ qua :go:
Làm gì có quốc tịch Hồng Kông thánh ơi
 

admin812

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
113
Reaction score
0
JunLead said:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, thế giới từ 2 cực phát xít và đồng minh dần trở thành 2 cực tư bản và cộng sản. Nay, nhìn trên bản đồ thế giới 2 bên vẫn đang giành nhau quyền kiểm soát. Từ khi Liên xô tan rã thì cộng sản có vẻ yếu thế hơn; do đó, TQ một phần tham vọng bá quyền, một phần muốn củng cố chế độ CNXH nên mới cố gắng hợp nhất Hồng kong, Đài Loan, Ma Cau (tiếp đến là kiểm soát biển Đông). Với diễn biến các nước như venezuela, cuba,.. dần bỏ CNXH thì TQ càng phải hành động quyết liệt hơn.
Trung Quốc thì cộng sản chó gì nữa a, bọn này h là tư bản đỏ với chủ nghĩa dân tộc. Cộng sản chỉ là cái vỏ thôi :go:
via vozForums for iPhone
 

vns.sayori

New Member
Joined
Sep 29, 2017
Messages
127
Reaction score
0
Mình chỉ muốn nói là anh nào nhai vụ Thiên An Môn với thảm sát thì nên đi kiếm thông tin xem tình hình 1989 ở TQ nó căng tới cỡ nào?

Cỡ HK bây giờ tuổi con chó mà đòi làm TAM ver 2=))
 
Joined
Oct 4, 2017
Messages
3,415
Reaction score
1
Cautions said:
Nếu bọn Đại lục có đc đức tính như King tộc, thì rộng lớn như TQ phải tách ra thành nhiều tiểu bang hoặc nhiều quốc gia rồi :chaymau:.
Bọn Đại lục chịu khổ dâm riết quen r :chaymau:
Là King tộc thì còn lâu bọn HK mới lọt vào tay bọn Anh :shame:
 

totobeo

New Member
Joined
Feb 15, 2018
Messages
14
Reaction score
0
Ủa không phải do vụ thằng Hong Kong nào đó sang Đài loan giết bạn gái rồi bỏ về lại HK à ??
 

huuphuc191

New Member
Joined
Feb 2, 2018
Messages
565
Reaction score
0
Tại sao phải làm TAM 2 khi chỉ cần kích cho bọn k não ở HK đập phá thêm là 1 thời gian sau lấy ez. Bọn ở HK ban đầu biểu tình nghe có vẻ hay đó, nhưng sau 1 thời gian thì rặt 1 lũ k não. Chúng nó k nhận thức đc là chúng nó vốn đéo phải 1 nước, chúng nó chỉ là 1 khu thuộc tàu. Giờ chúng nó đang phá hoại chính mảnh đất chúng nó đang sống, trong khi thằng tàu khựa ngồi nhìn và cười khẩy. Cho thêm ít lính ra làm mạnh thêm tí kích cho đập phá thêm thì chẳng mấy chốc thằng HK chịu k thấu ngay thôi.

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 5 bằng vozFApp
 

MrOlympia

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
394
Reaction score
0
Guru Troll said:
Và thế là họ biểu tình trong ôn hòa. Họ ban đầu đòi gỡ hẳn cái luật vô lí gọi là dẫn độ. Nhưng chính quyền bù nhìn hay gọi là đặc khu trưởng dưới quyền Bắc Kinh thì cho rằng đám người HK có dấu hiệu biểu tình phản loạn. Bằng mọi cách từ gài người đập phá giả danh dân HK, đến kêu gọi đám Tam Hoàng chỉ vì đồng tiền bán đứng cả niềm tự hào về Hương Cảng.
Nếu mày dùng thuyết âm mưu để suy ra HK idiots vô tội thì tao cũng có thể suy ngược lại là chúng có tội nhé.
 

d3adc3II

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
3,058
Reaction score
0
Super Namek said:
Phạm tội ở đâu thì xử ở đó.
Nếu bạn sang HK phạm tội thì HK sẽ xử bạn.
Nếu bạn là tội phạm nhưng sang HK ngoan hiền như cún thì ko ai nấu lẩu bạn cả.
Bây giờ nếu bạn bị khép tội chính trị, về nước chắc chắn bị tử hình nhưng ở HK bạn éo phạm tội gì cả thì tại sao HK phải đưa bạn về TQ chịu tội.
Hay nếu 1 thằng giết người ở HK, HK khép án tử hình mà TQ đòi dẫn về để hưởng án tù treo thì bạn nghĩ sao ? :shame: 1492783
Vấn đề chính là ở đấy. Phạm tội ở đâu thì xử ở đó / hoặc xử theo quốc tịch của người phạm tội.

Vậy trường hợp cụ thể như dưới đây, thằng này quốc tịch Hong Kong, giết bạn gái ở Đài Loan rồi bay về HK, ở tù vài tháng rồi ra tù khỏe re vì khe hở luật HK ko xét xử người phạm tội ở ngoài HK.

https://www.todayonline.com/world/mu...fuse-hong-kong

Người Hồng Kông xuống đường biểu tình vì điều gì?

Tin tức lớn nhất ở Châu Á trong thời gian qua là sự kiện ít nhất 250 ngàn người Hồng Kông biểu tình chống lại Dự luật Dẫn độ có thể được thông qua trong tuần này (con số này do chính quyền cung cấp trong khi những người tổ chức biểu tình đưa ra con số 1 triệu người tham gia – bằng 1/7 dân số Hồng Kông!).

Vì sao người Hồng Kông tham gia biểu tình đông như vậy và Dự luật Dẫn độ nói gì là một câu chuyện rất thú vị. Nó còn là một bài học đáng suy ngẫm cho chính người Việt Nam chúng ta trước những vấn đề xã hội.

Chúng ta sẽ phản ứng thế nào với vụ việc sau đây?

Tháng 2/2018, Chan Tung-kai – một thanh niên Hồng Kông 20 tuổi – đã ra tay sát hại bạn gái 19 tuổi của y là Poon Hiu-wing khi hai người đang đi du lịch cùng nhau ở Đài Loan. Điều đáng nói hơn là lúc này, Poon đang mang thai. Chan sau này lấy hết tài sản của cô gái, giấu xác cô vào một chiếc vali, và lên đường về lại Hồng Kông. Cảnh sát Hồng Kông sau đó bắt được Chan khi hắn đang sử dụng điện thoại và thẻ tín dụng của cô gái xấu số. Chan mau chóng nhận tội và từng tình tiết man rợ được y khai ra. Dư luận Hồng Kông, Đài Loan, và cả Trung Quốc Đại lục rất bất bình và đòi phải xử hắn một cách thật nghiêm khắc.

Tuy nhiên, do Chan bị bắt ở Hồng Kông cho nên tòa án Hồng Kông sẽ xét xử hắn. Nhưng theo luật Hồng Kông, tòa án ở đây không thể xét xử những hành vi xảy ra bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông được. Khi gây án, cả Chan và Poon đều ở Đài Loan nên tòa án Hồng Kông đương nhiên không có thẩm quyền xét xử hành vi giết người. Điều này đúng về mặt pháp lý vì Hồng Kông chỉ là một đặc khu chứ không phải một quốc gia và có những thẩm quyền giới hạn về lãnh thổ. Cuối cùng, tòa án Hồng Kông chỉ có thể kết án Chan tội rửa tiền với hành vi sử dụng tài sản của nạn nhân – một tội có hình phạt nhẹ hơn rất nhiều.

Không cần phải diễn tả sự bức xúc của dư luận trước diễn biến này. Cả Đài Loan lẫn Trung Quốc đều phát lệnh truy nã Chan vì hành vi giết người và theo luật thì tòa án hai nơi này đều có thẩm quyền (Đài Loan là nơi Chan gây án, còn Trung Quốc là nơi Chan có quốc tịch). Thế nhưng, để xử được Chan thì hắn phải bị Hồng Kông dẫn độ sang hoặc Đài Loan, hoặc Trung Quốc. Điều đáng tiếc là Hồng Kông chưa bao giờ có hiệp ước dẫn độ cư dân của mình với Đài Loan và Trung Quốc cả. Thiếu hiệp ước dẫn độ, Chan xem như không thể bị xét xử ở Đài Loan hoặc Trung Quốc, trừ khi sau khi ra tù ở Hồng Kông, y tự nguyện đến hai lãnh thổ này quy án. Lý do mà Hồng Kông không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc, Đài Loan, hay Macau mà lại có hiệp ước tương tự với một số quốc gia khác là vì như giải thích của chủ tịch đoàn luật sư Hồng Kông, lãnh thổ Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục có sự khác biệt cơ bản về nguyên tắc pháp quyền và quan điểm về xét xử công bằng.

Nhiều người gọi đây là “lỗ hổng pháp lý” lớn nhất của nền tư pháp Hồng Kông và đó là lúc Dự luật Dẫn độ ra đời.

Dự luật Dẫn độ nói gì? Rất đơn giản, nó trao cho Đặc khu Trưởng Hồng Kông (thường do Bắc Kinh chi phối) một quyền rất lớn là quyết định việc dẫn độ một cá nhân bất kỳ từ lãnh thổ Hồng Kông đến bất kỳ lãnh thổ nào trên thế giới mà Hồng Kông đang không có hiệp ước dẫn độ. Tức là nếu Hồng Kông không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc, thì Đặc khu Trưởng sẽ xem xét trường hợp cụ thể và quyết định có chấp nhận dẫn độ hay không. Tất nhiên, Đặc khu Trưởng hoàn toàn có thể quyết định không dẫn độ, và bản thân Dự luật cũng có những cơ chế kiểm soát quyết định của Đặc khu Trưởng và loại trừ các trường hợp không được phép dẫn độ (ví dụ, chỉ có một số tội nhất định mới bị dẫn độ, không dẫn độ các tội phạm chính trị, hạn chế dẫn độ đến quốc gia mà tội phạm đó có thể bị kết án tử hình…). Những nhà lập pháp Hồng Kông nói rất rõ rằng mục tiêu của Dự luật này là để lấp “lỗ hổng pháp lý” kể trên và nhằm mục đích dẫn độ Chan để thi hành công lý.

Mẹ của nạn nhân Poon cũng kêu gọi ủng hộ giải pháp này vì sự yên nghỉ của cô và cháu của bà.

Nếu là chúng ta, chúng ta sẽ phản ứng thế nào với đề xuất này? Liệu rằng chúng ta có chấp nhận một đạo luật trao quyền cho chính quyền để trừng trị tội phạm, chấm dứt việc lẩn trốn pháp luật của những kẻ như Chan không?

Sẽ không ngạc nhiên nếu người ta ủng hộ giải pháp mạnh mẽ này. Rốt cuộc thì cũng không thể để một “lỗ hổng pháp lý” khiến cho tên Chan tại ngoại được. Pháp quyền là quan trọng, nhưng công lý và trừng trị cũng quan trọng không kém. Những người ủng hộ họ có cái lý của họ.

Nhưng những người phản đối, họ có phân tích khác. Họ xem Dự luật này là một công cụ hết sức nguy hiểm để Bắc Kinh – thông qua Đặc khu Trưởng Hồng Kông – có thể yêu cầu dẫn độ bất kỳ ai từ Hồng Kông sang Trung Quốc quy án. Những đối tượng bị dẫn độ có thể là nhà hoạt động dân chủ bị Trung Quốc kết một cái án không liên quan đến chính trị (như trốn thuế?), hay bất kỳ ai khác. Điều quan trọng là những người phản đối họ không tin rằng cư dân Hồng Kông sẽ được đối xử công bằng, nhân đạo trước hệ thống công an và tòa án Trung Quốc. Cách đó ít lâu, Úc đã từ chối đề xuất ký hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc vì chính lý do tương tự. Hồng Kông là một lãnh thổ đặc biệt vốn được hưởng những quyền con người và hệ thống tư pháp theo chuẩn mực của Anh khi nó vẫn là thuộc địa. Năm 1997, Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, nhưng món quà chia tay của Nữ Hoàng với cư dân Hồng Kông chính là quy chế “một quốc gia, hai chế độ” trong đó hệ thống tư pháp và pháp luật Hồng Kông là riêng biệt so với Trung Quốc lục địa, nhằm bảo vệ người Hồng Kông khỏi sự hà khắc của chính quyền do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo. Đó cũng là lý do mà cuộc biểu tình lần này ở Hong Kong thu hút cả sự tham gia của giới luật sư, những người chọn cách tuần hành trong im lặng vào chiều Chủ Nhật nhằm phản đối nguy cơ nhân quyền bị vi phạm do hệ quả của Dự luật kể trên.

Lý do phản ứng của những người phản đối Dự luật tại Hồng Kông thể hiện một trình độ nhận thức dân chủ và văn minh nhân quyền rất cao. Tin chắc rằng, những người phản đối Dự luật cũng rất phẫn nộ với hành vi của Chan. Nhưng ngoài việc là những người chống lại sự tàn ác, họ cũng là những người ủng hộ dân chủ và các giá trị nhân quyền. Vì thế, họ từ chối lựa chọn một biện pháp có thể làm nguy hại đến giá trị cơ bản của người dân xứ này chỉ vì muốn trừng phạt kẻ ác. Cùng chia sẻ giá trị đó, Đài Loan cũng đã tuyên bố sẽ không cần dẫn độ Chan về quy án nếu Hồng Kông thông qua Dự Luật này. Ngay cả chính quyền Hồng Kông cũng ra tuyên bố công nhận việc biểu tình là quyền chính đáng của người dân và kêu gọi những nhà lập pháp Hồng Kông cân nhắc đến tiếng nói của công chúng khi xem xét Dự luật. Trái lại, một chính quyền kém dân chủ, độc tài hơn là CHND Trung Hoa thì lại lựa chọn việc ủng hộ Dự luật và gọi cuộc biểu tình là “sự kích động và giựt dây của các thế lực bên ngoài”. Trong một sự việc, nó thể hiện rõ bản chất của hai chính quyền, và của cả người dân.

Bài học là gì cho những xã hội như Việt Nam? Có lẽ đó là câu chuyện về sự bình tĩnh trước những cơn phẫn nộ, những tội ác ghê gớm. Luôn luôn có cách để bắt kẻ thủ ác chịu tội, hay lớn lao hơn là hối cải. Những người phản đối Dự luật đưa ra đề xuất tăng thêm thẩm quyền cho tòa án Hồng Kông, nhưng ngay tức thì, Bắc Kinh phản đối đề xuất này vì cho rằng nó sẽ làm gia tăng sự tự chủ vốn đã quá nhiều của Hồng Kông. Nhưng ngay cả khi pháp luật không thể giải quyết được những bất công trong xã hội thì cũng phải hiểu rằng, pháp luật vốn không phải vạn năng. Một xã hội luôn phải đối đầu với khao khát trả thù và lời mời gọi của nhà cầm quyền xin được trao thêm những quyền năng vô hạn nhằm thiết lập lại trật tự. Những xã hội chưa trưởng thành sẽ dễ dàng rơi vào cái bẫy đó và vô tình tạo ra những tên độc tài với quyền lực vô biên (nhớ rằng mọi hành động của Hitler đều hợp pháp, dựa trên niềm tin vô hạn của người Đức dành cho y). Nhưng những xã hội trưởng thành hơn sẽ hiểu, chính quyền chẳng qua chỉ là một thứ “ác quỷ cần thiết” (necessary evil), rằng nó chỉ tồn tại để giải quyết một vấn đề nào đó, và luôn trực chờ chiếm quyền. Do đó, trước khi đặt bút xuống trao cho chính quyền một quyền lực nào đó, xã hội cần phải cân nhắc rằng chưa chắc những lời đường mật ngày hôm nay của chính quyền sẽ là những gì họ làm, hoặc chưa chắc những minh quân anh minh hôm nay chúng ta ca tụng sẽ không tha hóa, hoặc những thế hệ lãnh đạo hôm nay sẽ sản sinh ra những thế hệ lãnh đạo cũng tốt đẹp như họ. Và vì vậy, nếu phải lựa chọn giữa việc triệt tiêu một bất công bằng việc tạo ra một nguy cơ độc tài khác, nghĩa vụ của người dân là phải nói không với âm mưu đó.

Lê Nguyễn Duy Hậu (Luật sư)
 

Super Namek

New Member
Joined
Dec 5, 2017
Messages
1,311
Reaction score
0
banhbao2205 said:
Xác định gì bạn hiền, Mỹ chiến tranh thương mại dc mấy hồi còn sợ co vòi cmnr kìa. Bạn làm như TQ nó mỏng manh và dễ vỡ vậy ý. Nó đéo quan hệ với nước nào thì nước đấy sợ co mẹ vòi vào chứ ngồi đấy mà trừng phạt nó. Mà vụ này TQ nó đéo thèm làm như vụ TAM đâu. TAM nó căng gấp 100 lần vụ này. Vụ này TQ nó cứ để HK bạo loạn 1 2 năm cho kinh tế tự chết thế là xong :sexy:. Để xây dựng đất nước giàu đẹp có thể mất cả trăm năm nhưng để phá nó chỉ cần vài năm là đủ, rồi ngồi mà xây lại. =))
FailureOftheCreator said:
Thằng TQ ko cần đến TAM thứ 2 đâu. Tụi HK biểu tình chán chê rồi sẽ tự kiệt quệ. Lúc ấy dớt nó về, quăng mớ tiền vô là ez khôi phục kinh tế.
Còn bố mẽo, TAM đã ko dám làm thì TAM2 cho hỏi cái tuổi.
15 năm kể từ ngày TQ được dỡ bỏ cấm vận vũ khí nó mới dám lộng hành.
HK có thể tèo nhưng TQ cũng không thể thoát được.
Singapore sẽ hưởng lợi vụ này.
Hàng TQ sẽ không thể bán ra nước ngoài nếu thuế cao. Chỉ có mấy nước nghèo nghèo có biên giới đường bộ là nhập lậu hàng tàu thôi :shame: 1492783
 
Top