Tôi dùng luôn ví dụ của ông nhé:
1. Trường hợp siêu thị và hộp bánh hãng A trên kệ. Ông mua hộp bánh, ông chính là KH của siêu thị, nhưng đồng thời là KH của hãng A. Siêu thị đóng vai trò nhà phân phối:
- Nếu ông mua hộp bánh ở siêu thị, hết date /hỏng. Cái này lỗi thuộc về bộ phận quy trình nhập hàng / kiểm hàng của siêu thị. Ông claim siêu thị là đúng.
- Cũng hộp bánh đó. Nếu siêu thị đưa ra được các bằng chứng chứng minh họ làm đúng. Hộp bánh đạt các tiêu chuẩn / giấy phép do cơ quan thẩm quyền cấp để nằm trên kệ, ông mua và ăn bị đau bụng, không rõ lí do gì. Ông sẽ phải claim trực tiếp hãng A. Siêu thị sẽ không chịu trách nhiệm cho việc cơ thể ông không phù hợp với thành phần của hộp bánh gây phát sinh bệnh tật.
Tương tự trường hợp với VNP và VJ:
- VNP đạt tiêu chuẩn thanh toán điện tử, cung cấp được dịch vụ và lợi ích cho cả VJ và khách hàng. Vì vậy họ ký hợp đồng đối tác để nằm trên kệ của VJ.
- VJ đã làm đúng quy trình. Nhận thông tin khách, cung cấp lịch bay. Chỉ release vé khi nhận tiền từ VNP. VNP là sản phẩm KH tin dùng và lựa chọn, nói cách khác, ông đồng thời là KH của VNP. Ông tin dùng dịch vụ VNP và gặp sự cố, sao lại đổ lỗi cho VJ?
2. Tôi không hiểu ý này ông muốn nói gì lắm. Ông đã hoàn thành nghĩa vụ của KH là chuyển tiền cho VNP, để mua dịch vụ thanh toán điện tử của VNP, không phải cho VJ. VNP đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình là chuyển tiền cho VJ. Do đó, nếu claim thì claim VNP, sao lại claim VJ ?
3. Các quan điểm của tôi đều đồng nhất: VJ không có trách nhiệm trong việc quản lý giao dịch giữa ông và VNP. Vậy tại sao nó phải có trách nhiệm theo dõi việc bồi hoàn thanh toán. Người bồi hoàn là VNP, người nhận là ông. Có gì liên quan tới VJ ở đây?
Ông có thể nói CSKH của nó vô trách nhiệm, thái độ thì tôi ok. Đó là cảm nhận cá nhân ông với với vai trò người bị thiệt hại. Nhưng ông bảo nó sai thì tôi không đồng ý.