Ưu và nhược điểm QLED - Công nghệ TV mới nhất từ Samsung

mipmip

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
848
Reaction score
0
Chấm lượng tử Quantum Dot - Xu thế mới cho tương lai

Một trong những công nghệ hình ảnh mới nhất đang được các trang báo ca ngợi hết lời - Quantum Dot (hoặc QLED) hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm màu sắc lên một tầm cao mới. Và những ca từ trên hoàn toàn không quá (ít nhất trên lý thuyết). Có thể nói tất cả các ưu điểm nào OLED có thì QLED cũng có, song công nghệ lượng tử này còn có thêm một số ưu điểm (lẫn nhược điểm) khác đáng quan tâm không kém.



QLED về nguyên tắc hoạt động cũng tương tự các bóng LED phổ thông khác - phát ra photon khi bị kích thích bằng điện năng. Song loại vật liệu này có một đặc điểm là bước sóng của photon (hiểu đơn giản là màu sắc) phát ra có liên quan trực tiếp tới kích thước của các chấm lượng tử. Các chấm này càng to thì mức bức xạ phát ra càng giảm (thiên về màu đỏ) và ngược lại. Nguyên nhân của thuộc tính này đến từ một hiệu ứng có tên "giam hãm lượng tử" (quantum confinement).



Và tính chất trên là điểm "ăn tiền" của QLED - nó có khả năng tái tạo một màu sắc bất kỳ với độ chính xác cao hơn mọi công nghệ hiển thị mà con người từng có. Ở các công nghệ phát sáng khác, bức xạ phát ra thường nằm trong nhiều dải sóng khác nhau, trong đó có những dải sóng không mong muốn. Đây là lý do tại sao công nghệ LCD được nhiều hãng ưa chuộng vì bản thân cấu tạo của tấm nền có các bộ lọc nhằm cản lại các bức xạ không mong muốn. Nhưng ngược lại, chính các bộ lọc này làm mất đi một phần năng lượng nguồn sáng ban đầu nên LCD thực sự không đạt hiệu quả năng lượng cao như OLED hay QLED. Thêm vào đó, việc bị hao hụt năng lượng cũng làm giảm đi "diện tích" không gian màu có thể tái tạo được. Thế nên các công nghệ phát sáng trực tiếp như QLED, OLED, CRT, Plasma luôn được đánh giá cao hơn LCD về chất lượng màu sắc.

Bên cạnh đó, QLED có một yếu tố giúp nó trội hơn OLED về mặt kinh tế - tuổi thọ. Các bóng QLED dùng vật liệu vô cơ để phát sáng nên thời gian "sống" của chúng luôn cao hơn OLED. Nói theo một cách nào đấy thì QLED chính là OLED phiên bản vô cơ. Vì về mặt cấu tạo thì QLED gần hệt như OLED, nhưng thay cho các tinh thể polymer là các tinh thể Cadmium Selenide (CdSe). Khi một điện thế được áp vào 2 cực cathode và anode thì quá trình electron kết hợp với hố thế diễn ra và chúng ta có được ánh sáng khả kiến.



Nhưng đến đây, QLED xuất hiện một nhược điểm (có lẽ là duy nhất tính tới lúc này) - Cadmium (Cd) là một kim loại nặng có khả năng gây ung thư cho con người, bao gồm cả CdSe dùng làm chấm lượng tử. Vì vậy trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng nếu bị làm rơi vỡ, các màn QLED dùng Cd sẽ cực kỳ có hại. Dĩ nhiên Cd không phải là thứ vật liệu vô cơ duy nhất có thể dùng làm chấm lượng tử. Samsung, một trong các nhà sản xuất tiên phong về QLED, công bố rằng các sản phẩm QLED TV của mình đều không chứa Cd. Song hiện chỉ có duy nhất hãng này làm được điều đó, nên nếu đặt cược vào QLED thì bạn cần kiểm tra cẩn thận thông số kỹ thuật của sản phẩm.



Xét toàn diện, QLED là công nghệ có thể thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp màn hình. Nhưng đây là công nghệ còn rất mới và có thể nói nó vẫn còn ở giai đoạn "mầm non", chứ chưa đạt tới "dậy thì" như OLED. Cho đến nay vẫn chưa có mẫu QLED nào thực sự là QLED. Các mẫu được quảng cáo là màn QD thực chất chỉ dùng QD để hỗ trợ tấm nền phát sáng. Nói cách khác, màn "lượng tử" hiện nay chỉ là một bản LED LCD mới, với các đèn nền có cường độ sáng cao hơn các bóng LED cũ. Nên về bản chất, QLED LCD vẫn có không gian màu rộng hơn, độ sáng và độ tương phản cao hơn các màn LCD truyền thống. Nhưng đừng quên rằng, QLED LCD thì vẫn là LCD và nó không thể cho màu đen "đen thật" được. Trải nghiệm màu sắc mà nó đem lại vẫn không thể bằng được QLED "chuẩn".



Bù lại, dòng QLED TV 2018 của Samsung đã được tích hợp nhiều tính năng, công nghệ hỗ trợ cho việc hiển thị hình ảnh, đưa chất lượng của QLED TV tiến càng gần đến QLED thật, cụ thể là công nghệ Q Contrast Elite và Q HDR Elite. Mình sẽ có bài viết cụ thể về 2 công nghệ hỗ trợ này, cùng với trải nghiệm thật từ sản phẩm. Nhìn chung Q Contrast Elite sẽ làm rõ hơn độ sâu giữa vùng sáng và vùng tối, điều chỉnh độ sáng của từng bóng LED nhằm đạt độ sâu hình ảnh tốt hơn; trong khi đó Q HDR Elite sẽ giúp tối ưu hóa màu sắc và độ tương phản của từng hình ảnh.


Theo các bạn thì TV cỡ lớn màn cong với màn phẳng thì loại nào sẽ ngon hơn, vì sao?
 
Top