Trò chuyện với người chơi hi-end Việt đạt đến đẳng cấp thế giới

Dan Ngu Cu Den

New Member
Joined
Nov 27, 2018
Messages
411
Reaction score
1
Trong giới chơi âm thanh hi-end, Công Audio là một thương hiệu có uy tín. Với dân chơi âm thanh, nhắc đến hi-end là nhắc đến Công Audio.


Anh Vũ Đức Công, giám đốc thương hiệu Công Audio

Một số phối ghép dàn âm thanh do đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên của Công Audio đã thành chuẩn mực của hi-end. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với chuyên gia âm thanh Vũ Đức Công, giám đốc thương hiệu Công Audio ngay sau khi anh trở về từ triển lãm âm thanh tại Munich, cộng hoà liên bang Đức.

Chào anh Vũ Đức Công. Đã từng tham dự nhiều triển lãm âm thanh hàng đầu trên thế giới, vậy lần dự triển lãm lần này có gì đặc biệt không?

Công rất cảm ơn khi mọi người đã nhìn nhận mình là một chuyên gia âm thanh. Thực ra chúng ta đều là những kẻ yêu âm thanh theo cách này hay cách khác và chắc là tôi thì có tình yêu rất lớn vớ i âm thanh và coi đây là một phần cuộc sống của mình. Bất kể một cuộc triển lãm nào thì cũng có những sự mới lạ và đột phá nhất định.

Các hãng hi-end lớn vẫn giữ được chất lượng và đẳng cấp của mình. Còn về nguồn phát thì chủ yếu năm nay các hãng tập trung vào đĩa than và thiết bị chơi nhạc số đỉnh cao. Đó là hai định dạng tiêu biểu nhất cho analog và digital. Đĩa than thì bất cứ người chơi âm thanh analog nào đều biết chất lượng của nó. Còn nhạc số thì hiện giờ đã vượt quá xa CD ở nhiều tiêu chí.

Anh có định mang về Việt Nam những sản phẩm hi-end mới nào không?

Không phải ở triển lãm này mà bất kể thời điểm nào Công Audio cũng liên tục đem về những sản phẩm hi-end có chất lượng tuyệt hảo. Việt Nam cũng chính là một thị trường tiềm năng với những kẻ yêu âm nhạc khó tính và xứng đáng có đc những sp đẳng cấp nhất, tốt nhất.

Sau cuộc triển lãm tại CHLB Đức lần này tôi đã bị chinh phục bởi một siêu phẩm và quyết định phải đưa được về VN đó chính là cặp loa kèn Cessaro, một cặp loa thuộc đẳng cấp ultra hi-end. Cặp loa đang trên đường về, và chắc chắn sẽ chinh phục tất cả những đôi tai khó tính nhất trong làng hi-end.



Đi nhiều biết nhiều, vậy anh có thể đánh giá về khoảng cách người chơi hi-end thế giới và người chơi hi-end Việt?

Nếu ai đó nói rằng chơi Hi-End là một thú chơi xa xỉ thì Việt Nam chính là một trong những kẻ giàu có. Nói vui vậy thôi, chứ tôi nói ở đây là cả về mức độ đầu tư tài chính và sự am hiểu. Gần như tất cả các thiết bị hi-end đỉnh cao đều có mặt ở Việt Nam, thậm chí còn là đầu tiên.

Những năm gần đây, khi người chơi châu Âu đang có dấu hiệu chững lại thì dân chơi Việt lại có những bước tiến về phong cách chơi âm thanh. Đây là điều đáng mừng, bởi chơi âm thanh nhất là âm thanh hi-end là một thú chơi đẳng cấp của những người thành đạt và có tầm văn hoá. Nhiều quý ông thành đạt tâm sự rằng “trong nhà chưa có bộ dàn hi-end là cảm giác thiếu một cái gì đó, thành ra phải sắm cho bằng được.

Dù biết bước chân vào con đường hi-end là lại loay hoay’’ (cười). Vì có nhiều người chỉ mất 10 phút để mua một chiếc xe hơi, nhưng mất đến 10 năm để hoàn thiện dàn hi-end cho riêng mình. Mỗi một lần nâng cấp thì dàn máy lại hay hơn một chút, vì với thiết bị hi-end, bất cứ một thay đổi nhỏ nào như dây dẫn, kệ máy chứ chưa nói đến nguồn phát hay cặp loa, đều đem lại sự cảm nhận ngay lập tức.


Anh đang nói về sự loay hoay trong phối ghép, mà theo như chúng tôi hiểu, thì bản thân những thiết bị hi-end đã là rất “chất” rồi. Vậy với kinh nghiệm của mình, Công Audio phải có những phối ghép nào đó để khách hàng đỡ loay hoay chứ?

Tất nhiên là vậy. Công Audio luôn có những phối ghép chuẩn, bởi có nhiều khách hàng muốn bước chân vào hi-end nhưng không muốn mày mò quá nhiều. Không phải bỗng dưng các bạn ưu ái gọi tôi là chuyên gia âm thanh, muốn đc nhìn nhận như vậy thì bản thân tôi cũng phải chiều lòng được rất nhiều sự yêu cầu khó tính phải không ?



Và những phối ghép ấy của Công Audio được chấp nhận?

Vâng, những phối ghép đó đều được chấp nhận. Tất nhiên, để có những phối ghép ấy, chúng tôi đã phải tìm tòi nhiều, thậm chí thất bại. Có những thương hiệu khá nổi tiếng trên thế giới nhưng khi nhập khẩu về Việt Nam lại không được đón nhận do nhiều lý do.

Khi quyết định phân phối một dòng sản phẩm cùng mức giá, chúng tôi phải tính toán rất kỹ nếu thiếu hụt về kinh nghiệm chúng tôi sẽ phải trả giá khá lớn. Nếu bản thân sản phẩm đó không thật chất, ngay việc chúng tôi thu hồi lại cho khách cũng đã là nan giải.

Bởi đến một thời điểm nào đó khách hàng có nhu cầu nâng cấp, lúc ấy chúng tôi phải nhập lại. Nhưng khi bản thân sản phẩm đã có chất, thì nhiều lúc tự những người chơi trao đổi với nhau.



Theo kinh nghiệm riêng của anh, để chơi hi-end một cách chuẩn chỉ, thì người chơi phải trải nghiệm những gì?

Là phải đứng trên cả hai chân. Đó là đầu tư thiết bị và đi nghe trải nghiệm. Nhiều người chỉ đầu tư thiết bị mà không nghe nhạc để trải nghiệm thì sẽ mất đi một phần sự thú vị của cuộc chơi. Chẳng hạn, phải nghe để biết danh cầm này chơi khách danh cầm khác ở ngón nào, rồi cây đàn quý này có âm thanh khác cây đàn cổ kia.

Sau đó về đối chiếu với dàn máy của mình, sẽ thấy được nhiều điểm thú vị. Không nghe nhạc trực tiếp nhiều, sẽ khó mà thấy hết cái hay của dàn máy của mình, và đó quả là sự lãng phí. Bản thân tôi cũng đã phải trải nghiệm rất nhiều, và trên thực tế, rất nhiều khách hàng đến với tôi vì tin tưởng vào những kiến thức của tôi.

Nhiều khi, ranh giới đó còn bị xoá bỏ, khách hàng trở thành bạn của tôi rất nhiều. Có những người chơi từ mức thấp lên mức cao hơn, vẫn chung thuỷ với Công Audio. Bởi vì, nói gì thì nói, chơi âm thanh hi-end vẫn là một thú chơi đẳng cấp của những người thành đạt và có hiểu biết, có tầm văn hoá cao.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc sở hữu một bộ dàn hi-end là một minh chứng cho tầm của người chủ. Những kẻ mê mệt âm thanh như chúng tôi không nghe nhạc bằng tai, chúng tôi sử dụng trái tim và tất cả những giác quan của mình để cảm nhận âm nhạc. Chính vì thế mà slogan của chúng tôi là Công Audio-Âm thanh đẹp.



Anh vừa nói là sắp nhập về cặp loa kèn Cessaro, vậy những người quan tâm đến hi-end liệu có được chào đón?

Tại sao không nhỉ. Công Audio luôn rộng mở với người chơi hi-end. Tất cả những người quan tâm đến hi-end có thể vào trang web congaudio.com.vn hoặc fanpage Công Audio-Âm thanh đẹp để theo dõi các hoạt động của chúng tôi.

Bắt đầu từ năm nay, chúng tôi cố gắng tổ chức những buổi trình diễn âm thanh nho nhỏ mà ấm cúng cho người đam mê hi-end. Công Audio đã tổ chức hai chương trình đó là “Bản giao hưởng số 1” giới thiệu bộ dàn tham chiếu của các hãng hi-end nhằm đưa cho người chơi một lựa chọn về thiết bị chơi nhạc giao hưởng, và “Sợi dây sắc màu” để người chơi trải nghiệm về việc lựa chon và nâng cấp dây dẫn âm thanh. Còn chương trình sắp tới sẽ là cơ hội để người chơi và quan tâm đến hi-end được thưởng thức chất lượng tuyệt hảo của cặp loa kèn đẳng cấp Cessaro này.

Cảm ơn anh về cuộc trao đổi. Chúc anh và thương hiệu Công Audio ngày càng phát triển và luôn là nơi mà người chơi âm thanh hi-end lựa chọn cũng như tin tưởng.
https://doisongvietnam.vn/tro-chuyen-voi-nguoi-choi-hi-end-viet-dat-den-dang-cap-the-gioi-68885-6.html
 

I'mT

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
821
Reaction score
0
Đúng là dân chơi audio Việt có số má lắm,nhiều cụ tẩm ngẩm tầm ngầm mà nhà có dàn vài tỏi
 

walkmansky

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
2,373
Reaction score
0
Mấy ông này có thường đi kiểm tra tai hay thính giác định kỳ ko nhỉ, và có nghe hết các loại nhạc ko hay chỉ vài loại để ko "bẩn tai"?

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 5 bằng vozFApp
 

hoanghieu31313131

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
181
Reaction score
0
Không biết gout nghe nhạc của mấy ông này có thượng đẳng dark deep, rock metal như các vozer trên này không
 

Admin

Administrator
Joined
Sep 22, 2017
Messages
1,795
Reaction score
30
Tôi tai trâu nên loa nào ko rè là oke hết
 

hntek123

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
2,109
Reaction score
0
Mình tai phổ thông nên miễn là âm trung tính là đc, phone thì dùng của táo, loa thì cặp micolab 300k mua gần 4 năm.
Gửi từ Samsung bằng vozFApp
 

Shanghai1

New Member
Joined
Oct 8, 2017
Messages
574
Reaction score
0
có vẻ độ loa là sở thích của các bác trung niên với 8x đổ về trước

còn giới trẻ chủ yếu độ pc
 
Top