tại sao bình phương cạnh huyền = tổng bình phương 2 cạnh góc vuông

Etihad

New Member
Joined
May 24, 2019
Messages
231
Reaction score
0
như trên . mà không phải là tổng 2 cạnh góc vuông thôi :byebye::byebye::byebye:
 

AccMoiDungBan

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
2,667
Reaction score
1
Etihad said:
như trên . mà không phải là tổng 2 cạnh góc vuông thôi :byebye::byebye::byebye:
Thầy giáo chưa dạy cách chứng minh hả cháu?
Gửi bằng vozFApp
 

OBA

New Member
Joined
Apr 22, 2018
Messages
873
Reaction score
1
Etihad said:
như trên . mà không phải là tổng 2 cạnh góc vuông thôi :byebye::byebye::byebye:
Toán lớp 7-8 gì đó..
Cháu lớp mấy rồi..
 

Lee Con Ki

New Member
Joined
Dec 13, 2017
Messages
671
Reaction score
0
Etihad said:
như trên . mà không phải là tổng 2 cạnh góc vuông thôi :byebye::byebye::byebye:
Mày vẽ cái tam giác vuông rồi lấy thước ra đo đi, xong thế vào định lí Pytago là xong
 

tuanm65

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
598
Reaction score
0
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90...%BD_Pythagoras



Trong toán học, định lý Pytago (còn gọi là định lý Pythagoras theo tiếng Anh) là một liên hệ căn bản trong hình học Euclid giữa ba cạnh của một tam giác vuông. Định lý phát biểu rằng bình phương cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại. Định lý có thể viết thành một phương trình liên hệ độ dài của các cạnh là a, b và c, thường gọi là "công thức Pytago":[1]



a 2 + b 2 = c 2 , {\displaystyle a^{2}+b^{2}=c^{2},} {\displaystyle a^{2}+b^{2}=c^{2},}



với c là độ dài cạnh huyền và a và b là độ dài hai cạnh góc vuông hay còn gọi là cạnh kề.



Mặc dù những hiểu biết về mối liên hệ này đã được biết trước thời của ông,[2][3] định lý được đặt tên theo nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras (k. 570–495 BC) khi - với những tư liệu lịch sử đã ghi lại - ông được coi là người đầu tiên chứng minh được định lý này.[4][5][6] Có một số chứng cứ cho thấy các nhà toán học Babylon đã hiểu về công thức này, mặc dù có ít tư liệu cho thấy họ đã sử dụng nó trong khuôn khổ của toán học.[7][8] Các nhà toán học khu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đều tự khám phá ra định lý này và trong một số nơi, họ đã đưa ra chứng minh cho một vài trường hợp đặc biệt.



Có rất nhiều chứng minh cho định lý này - và có lẽ là nhiều nhất trong các định lý của toán học. Cách chứng minh rất đa dạng, bao gồm cả chứng minh bằng hình học lẫn đại số, mà một số có lịch sử hàng nghìn năm tuổi. Định lý Pytago còn được tổng quát hóa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cho không gian nhiều chiều, cho các không gian phi Euclid, cho các tam giác bất kỳ, và thậm chí cho những đối tượng khác xa hẳn so với tam giác vuông, những đối tượng hình học tổng quát trong không gian nhiều chiều. Định lý Pytago còn thu hút nhiều sự chú ý từ bên ngoài phạm vi toán học, như là một biểu tượng toán học thâm thúy, bí ẩn, hay sức mạnh của trí tuệ; nó cũng được nhắc tới trong văn học, kịch bản, âm nhạc, bài hát, con tem và phim hoạt hình.
 

OBA

New Member
Joined
Apr 22, 2018
Messages
873
Reaction score
1
Vlin... có mấy ông bày cách cm trên voz nữa mới ghê...

Rảnh vãi
 
Top