Những trường hợp nào mà mẹ bầu nên nằm nhiều hơn

muoigentis

Member
Joined
Mar 13, 2020
Messages
82
Reaction score
0
Bà bầu nằm nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đông máu do thiếu vận động khiến quá trình lưu thông máu chậm đi. Ngoài ra, mẹ bầu nằm nhiều còn khiến cơ khớp bị đau. Các cơ của mẹ cũng sẽ yếu đi trông thấy do ít vận động. Trường hợp mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh những tổn hại đến sức khỏe cũng như thai nhi thì mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý bên dưới cùng sàng lọc trước sinh gentis.
Những trường hợp nào mẹ bầu cần nằm nhiều
Trường hợp nào mẹ bầu cần nằm nhiều?
Nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì các hoạt động vận động và nghỉ ngơi nên đan xen hợp lý. Nhưng nếu mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai hay sinh non cao, việc phải thường xuyên nằm nghỉ ngơi là điều bắt buộc.

Trong những trường hợp sau mẹ bầu cần tuyệt đối nằm nghỉ ngơi để tránh những tổn hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ:
– Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc được chẩn đoán đang gặp phải các vấn để bất thường ở nhau thai.
– Mẹ bầu xuất hiện các cơn co chuyển dạ, các dấu hiệu báo sinh khác dù chưa đến ngày dự sinh.
– Cổ tử cung mẹ bầu bị giãn nở sớm, mở trước khi thai nhi đủ ngày sinh. Điều này dễ gây ra sẩy thai hay sinh non.
– Mẹ bầu mang đa thai cũng cần được nghỉ ngơi nhiều.
– Thai nhi được chẩn đoán là chậm phát triển.
Mẹ bầu nằm nhiều có tác hại gì?
Nếu không vì lý do sức khỏe mà mẹ bầu thích nằm trên giường hơn thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trầm trọng. Thậm chí trong các trường hợp bắt buộc, nằm trên giường vẫn mang lại những ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu.
Mẹ có thể bị tăng nguy cơ đông máu do thiếu vận động khiến quá trình lưu thông máu chậm đi.
Sau khi nằm một thời gian dài và quay lại với chế độ sinh hoạt bình thường mẹ sẽ bị đau khớp và đau cơ. Các cơ của mẹ cũng sẽ yếu đi trông thấy do ít vận động.
Cuối cùng việc nằm im khiến cho tâm lý của mẹ bầu dễ sinh buồn chán, thất vọng, cô đơn và thiếu động lực sống.
Chính vì vậy, tốt nhất là mẹ bầu, nếu có thể được, hãy rời khỏi chiếc giường của mình và đi dạo dưới những hàng cây hoặc gặp gỡ bạn bè của mình nhé.
Bà bầu nằm tư thế nào tốt nhất?
Tư thế ngủ vô cùng quan trọng quyết định giấc ngủ ngon cho mẹ trong giai đoạn mang thai. Giấc ngủ sâu giúp mẹ khỏe, đẩy lùi những mệt mỏi để thai nhi phát triển vượt trội trong 3 tháng đầu mang thai. Dưới đây là 3 tư thế ngủ đúng rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi mẹ cần ghi nhớ:
Bà bầu nằm ngửa hoặc nằm nghiêng
Những tháng đầu thai kỳ, bụng bầu của mẹ chưa lớn nên việc nằm ngửa hoặc nằm nghiêng chưa gặp khó khăn. Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai nhi nên mẹ hoàn toàn yên tâm.
Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái
Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để có cảm giác thoải mái và giấc ngủ sâu, không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Tư thế này làm giảm áp lực của các bộ phận khác lên tử cung, giúp động mạch chủ cung cấp máu và dinh dưỡng đến nhau thai hoạt động hiệu quả nhất. hội chứng edwards khi mang thai và những điều cần biết !
Mẹ bầu không ôm gối khi ngủ
Thói quen ôm gối khi ngủ nên được loại bỏ bởi khi ngủ những chiếc gối ôm không mang lại sự thoải mái mà còn ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bà bầu.
Mẹ bầu phải nằm nhiều cần lưu ý gì?


Nếu vì lý do bệnh tật khiến mẹ bầu buộc phải nằm trên giường thì những mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ bầu thư giãn.
– Đầu tiên mẹ bầu nên hỏi kỹ bác sĩ về việc bắt buộc phải nằm trên giường. Liệu mẹ bầu có thể ngồi hay đi lại nhẹ nhàng trong phòng không? Nếu không quá hạn chế mẹ cũng có thể vận động chút ít ngay cạnh giường của mình nhé.
– Mẹ có thể lên một kế hoạch giải trí cho mình khi nằm im suốt ngày trên giường như đọc sách hoặc xem phim hay vạch ra những kế hoạch cho tương lai hoặc học một kỹ năng mới tại chỗ như học vẽ chẳng hạn.
– Những điều này sẽ giúp mẹ bầu bớt nhàm chán, ít suy sụp tinh thần hơn đấy.
Tóm lại, Tùy từng trường hợp mà mức độ nằm nghỉ ngơi của mẹ bầu khác nhau. Có thể mẹ bầu chỉ cần tăng thời gian nghỉ ngơi, hạn chế công việc, tránh mang vác nặng và hoạt động trong thời gian dài. Nhưng cũng có thể mẹ bầu bắt buộc phải nằm im nghỉ ngơi trên giường và không làm thêm bất cứ điều gì. Thậm chí trong một số trường hợp mẹ buộc phải thực hiện mọi sinh hoạt của mình trên giường.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ?
 
Top