Cuối năm lớp 12 rồi, bài vở đang bộn bề tự nhiên nhớ và lôi truyện của Nguyễn Nhật Ánh ra đọc, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết truyện cho thiếu nhi nhưng Mắt Biếc thì khác, có lẽ tầm tuổi này và lớn hơn chút nữa mới cảm nhận rõ hơn. Đây cũng có lẽ là câu chuyện buồn nhất, lần nào đọc xong cũng tốn của mình 1 chút nước mắt

nhớ lần đầu tiên đọc xong truyện, mình tự hỏi, có những con người, những tình yêu mãi mãi như trong truyện sao, có trên đời không, những người cả đời không quên được một người, nếu thật vậy tình yêu thật kì lạ và có lẽ là nơi chất chứa nhiều đau khổ nhất ! Câu chuyện dẫn ta tới những suy ngẫm về tình yêu, những ngã rẽ của cuộc đời ....
Hà Lan (mắt biếc) là người bạn gái Ngạn quen đầu tiên trong đời – hồi mẫu giáo thì phải, và đôi mắt đó cũng đã làm cho Ngạn khổ một đời. “. Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt, những viên bi "quí tộc" chỉ có bọn học trò trường thầy Phu chúng tôi - những đứa trẻ chỉ quen chơi với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là những ước mơ . Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi tôi nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày xưa thơ dại .
Ngạn quý mến Hà Lan và làm mọi việc có thể cho cô bé , bất chấp cả sứt đầu chảy máu. Đọc mấy chương đầu, thấy tuổi thơ thật đẹp, mặc dù mình không được trải qua như vậy. Ngạn cũng như mấy thằng nhóc khác hay chơi trò đánh nhau, vật lộn. Cứ như vậy cho đến khi hết tiểu học, mình nghĩ chắc đây là khoản thời gian đẹp nhất đời Ngạn “Năm học cuối cùng của tôi ở trường làng đã diễn ra như vậy . Một bên là những trận đánh dai dẳng và đầy thương tích với thằng Toản và đồng bọn, một bên sự săn sóc êm ái và dịu dàng của Hà Lan.”
Để rồi Ngạn chợt nhận ra rằng : " Những vết đau về thể xác bao giờ cũng chóng lành

"
Lên cấp 2, ra trường huyện là bắt đầu những ngày tháng Ngạn buồn nhiều vì sự thay đổi, không còn như lúc bé. Suốt quãng đời trung học, Hà Lan ngày nào cũng ngồi lẫn trong những tà áo trắng dưới gốc dương liễu, bỏ mặc Ngạn với những buồn vui không người bày tỏ, những ước mơ xa vời và những trận đánh nhau ngày càng hiếm hoi nhưng không thiếu những vết bầm đáng giá, luôn luôn hoài vọng bàn tay chăm sóc năm nào . Ngạn mong những ngày cuối tuần được về làng, vì khi đó, nó với HÀ Lan có vẻ như là đôi bạn ngày nào.
Ngạn đã viết nên bao bản nhạc tặng HÀ Lan, mong một ngày được hát cho HÀ Lan nghe và hiểu, nhưng Dù đã có cơ hội hát nhưng có lẽ HÀ Lan vẫn không rung động gì. Thơ trong mắt biếc có lẽ là hay nhất trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, nhiều lắm…
Những điều lòng muốn nói
Sao chẳng nói được gì
Những điều không muốn nói
Lại nói mãi em nghe
Nhớ ngày xưa tuổi nhỏ
Ta suốt ngày bên nhau
Kể bao điều thầm kín
Lòng có ngại gì đâu
Bây giờ sao quá khó
Lòng anh và tình em
Chút hương thầm trong gió
Biết ngày nào bay lên
Nếu biết tình như thế
Chẳng lớn lên làm gì
Thà như ngày thơ ấu
Hai đứa cầm tay đi…..
lên lớp 10, Ngạn và HÀ Lan khăn gói ra thành phố. Thành phố đẹp nguy nga tráng lệ nhưng trong mắt Ngạn sao bằng làng Đo Đo, Hà Lan thì khác , nó thích tahnhf phố, mỗi lần gặp Ngạn nó hay khen thành phố và chê làng….Rồi từ đây cuộc đời bắt đầu nhữn Những ngã rẽ, Ngạn vẫn chưa bao giờ dám nói lời yêu Hà Lan. Tình yêu mà, sao lý giải được, biết bao người yêu mà hông dám nói, mà dù gì Ngạn cũng đã nghỉ: “Rất nhiều năm về sau này tôi thường tự trách mình tại sao hồi đó tôi không nói thẳng với Hà Lan là tôi yêu nó. Nếu tôi nói ra điều đó, hẳn cuộc đời của chúng tôi đã rẽ sang hướng khác, sáng sủa hơn và ít xây xát hơn. Nhưng thời gian càng lùi xa, tôi hiểu rằng điều đó thật ra không cần thiết như tôi nghĩ. Tôi đã viết những bản tình ca và hát chúng lên. Đó là lời tỏ tình của tôi . Trong những ngày tháng đó, Hà Lan đã nhìn thấu đáy lòng tôi như người làng Đo Đo nhìn thấu những viên sỏi phơi mình dưới lòng suối Lá vào những mùa nước cạn. Vậy thì, tôi cần gì phải nói ra những điều đã không còn là bí ẩn với cả hai đứa tôi . Và liệu có ích gì nếu tôi nói Hà Lan rằng tôi yêu nó và được nghe nó nói nó cũng yêu tôi, khi mà tất cả những điều đó đều có thể đổi thay trong một sớm mai nào ?”
Nhưng rồi Hà Lan yêu Dũng - Anh họ của Ngạn, 1 con người ăn chơi đua đòi , 1 con người của thành phố

Ngạn biết điều đấy nhưng chỉ biết đau khổ gửi lòng mình vào tiếng đàn
Gửi mùa hè
Giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa
Vẫn nhớ ngày gặp lại
Lúc ấy, em có là cô gái
Đốt tôi bằng
Ngọn lửa của riêng em ??
Điều tồi tệ nhất là HÀ Lan đã có con với Dũng và phải bỏ học. Dũng hứa sẽ cưới HÀ Lan sau khi xong quân dịch . Ngạn cũng cũng ra đi, về Quy Nhơn học làm thấy giáo , mong 1 mai về làng Đo Đo dạy học. Nhưng ngày trở về, Dũng đã cưới một người con gái khác, không phải là HÀ Lan.
HÀ Lan vẫn không trở về, vẫn trụ lại ở thành phố- có lẽ HÀ Lan thuộc về nơi đó, gửi đứa con gái tên là Trà Long cho bà ngoại. Ngạn trở về quê. Làm thầy giáo. Ngạn lo cho Trà Long, thân thiết với nó, nuôi nấng, chăm lo, dạy học cho đến khi nó phải ra thành phố học. Trà Long thông minh, cũng đôi mắt biếc như mẹ nó, nhưng khác là nó yêu làng Đo Đo, như chú Ngạn -
khúc ruột liền với tình yêu quê xứ, mỗi bước ra đi là mỗi bước bận lòng.
Ngạn vẫn ở vậy. Vẫn không quên được Hà Lan. Mẹ Ngạn ngày càng buồn phiền, thấy Ngạn vẫn chưa yêu ai.
Mẹ HÀ Lan là người hiểu rõ nhất tình cảm của Ngạn dành cho Hà Lan. Trong một lần về làng, mẹ HÀ Lan đã nói chuyện với HÀ Lan, mong Ngạn và HÀ Lan sống chung. Qua bao nhiêu gian khổ, cũng đã lớn tuổi, HÀ Lan vẫn không chịu lấy Ngạn., thật kì lạ, số phận con người.
Trà Long cũng học làm giáo và trở về làng. Lòng Ngạn xao xuyến, như Trà Long đã mang mùa hè HÀ Lan đánh mất của Ngạn trở về: “Suốt ba tháng hè, tôi đến với Trà Long, hai chú cháu không rời nhau nửa bước. Ngày ngày, tôi dẫn Trà Long đi câu trên suối Lá, nơi ngày nào thầy Cải vẫn lang thang. Tôi và Trà Long ngồi im lặng bên nhau trên bãi cỏ ven suối, tai lơ đãng nghe chim kêu trong lá, mắt dõi theo những cánh hoa rụng đang lững lờ trôi theo dòng nước, thỉnh thoảng lại vướng vào chiếc phao điên điển đang bập bềnh chờ cá cắn câu . Hai chú cháu cứ ngồi thinh như đá, có khi suốt buổi không nói với nhau một tiếng nào . Mà sao, trong lặng lẽ, ánh mắt mỗi người đều ấm áp, long lanh”
Có lẽ Trà Long đã yêu Ngạn thật nhiều, ai cũng vui, mẹ Ngạn, mẹ Trà Lòng, hình như cả Ngạn. Nhưng đọc đến đây, mình chẳng vui chút nào, sao mà có thể vậy được, dù Trà Long như hiện thân của mắt biếc ngày nào, còn gì là chung tình nữa. Mình luôn ngưỡng mộ những ai can đảm yêu mãi một người. Nhưng may không phải vậy……
Đến một ngày, Ngạn nhận ra, Ngạn thương Trà Long nhưng đó không phải là tình yêu. “Tôi cứ ngờ tình tôi xưa đã tắt, chiều hôm qua tôi bỗng thảng thốt nhận ra nó vẫn cháy trong lòng. Tôi đã tê tái hiểu ra mối tình tôi với Trà Long chẳng qua chỉ là sự nối dài của mối tình tôi với Hà Lan qua một hình bóng khác. Cứ nghĩ đến cảnh ôm Trà Long trong tay mà lòng cứ ngỡ đang hôn Hà Lan đắm đuối, tôi rùng mình, nghe lạnh toát sau lưng”.
Ngạn đã quyết định ra đi!, rời bỏ Trà Long, rời bỏ làng Đo Đo. Vì Ngạn mãi không quên được bóng hình đó
Một câu chuyện buồn Đến giờ mình vẫn tự hỏi phải chăng Ngạn không có được Hà Lan có phải là do quá yêu ?
P/s: Đây là lý do vì sao mình để tên FB là " mắt biếc " , người mình thật sự yêu không có đôi mắt đẹp như vậy, nhưng khi nhìn vào đôi mắt ấy ( đã từng nhìn rất nhiều ) thấy cả 1 bầu trời, những ước mơ và thấy lòng mình xao xuyến lạ lùng
Cảm ơn những người đã đọc hết note này dù biết chẳng có ai