Hãng Trung Quốc ra mắt TV microLED 8K giá 29 tỷ đồng, cạnh tranh với Samsung The Wall

dragon111989

New Member
Joined
Sep 29, 2017
Messages
305
Reaction score
0
Trong một động thái bất ngờ khó tin, một hãng TV ở Trung Quốc vừa ra mắt TV microLED đầu tiên của mình. Giá bán cho bản 8K cao nhất là 29 tỷ đồng, tuyên bố cạnh tranh Samsung The Wall.

Hãng Konka Trung Quốc vừa khiến nhiều người ngạc nhiên khi tuyên bố cạnh tranh với TV The Wall của Samsung. Sản phẩm họ vừa ra mắt tên là "Smart Wall", có ý ‘đá xéo' sản phẩm của đối thủ kém thông minh hơn. Đây là TV lắp ghép module giống Sony CLEDIS hay Samsung The Wall, cũng dùng công nghệ microLED tiên tiến nhất hiện nay.


Konka bất ngờ ra mắt TV microLED đầu tiên của họ (ảnh: Konka)
APHAEA Smart Wall của Konka có nhiều lựa chọn kích thước bắt đầu từ 118 inch 4K đến 236 inch 8K. Giá bán tất nhiên cũng ‘trên trời' giống như các sản phẩm dùng microLED của Samsung và Sony. Với 4K, bạn sẽ phải chi 240.000 USD (hơn 5,5 tỷ đồng), còn bản 8K cao nhất sẽ ngốn 1,25 triệu USD (hơn 29 tỷ đồng). Konka tuyên bố sử dụng dây chuyền sản xuất vận chuyển siêu chính xác, đặt hơn 100 triệu chip LED lên bề mặt và liên kết với driver điều khiển màn hình chính xác đến từ điểm ảnh. Điều này giúp hạn chế tối đa tỉ lệ lỗi điểm ảnh.

Các ưu điểm của APHAEA Smart Wall gồm có khả năng tùy biến kích cỡ, hình dạng tương tự sản phẩm đối thủ. Độ sáng cao 2.000 nit, độ tương phản 10.000.000:1 (có thể xem là vô hạn), gam màu rộng. Khoảng cách điểm ảnh là 0.68mm, nhỏ hơn so với trên Samsung The Wall - 0.83mm. Trong ngành công nghiệp, khoảng cách này càng nhỏ càng yêu cầu phải có kỹ thuật tiên tiến mới đạt được. TV được trang bị một con chip xử lý hình ảnh 8K độc lập, tiếp nhận và hiển thị nội dung 8K.


TV có rất nhiều kích thước lẫn độ phân giải, từ 4K đến 8K (ảnh: Konka)
Đặc biệt, yếu tố để Konka xem TV của họ thông minh hơn Samsung là trang bị cả kết nối 5G có tốc độ tải cao và độ trễ thấp. Đại diện hãng cho biết Smart Wall không chỉ phục vụ giới nhà giàu mà còn cả các doanh nghiệp. Việc có kết nối 5G khiến nó cạnh tranh hơn trong thời đại mà công nghệ mạng này lên ngôi. Cùng với ra mắt TV microLED, Konka thông báo đầu tư 215 triệu USD để phát triển công nghệ này, nhằm đưa microLED đến nhiều ứng dụng khác vượt ngoài chiếc TV.

Mức giá của cỡ 236 inch độ phân giải 8K khiến nhiều người phải choáng, nhưng công ty nói rằng nó rẻ hơn The Wall đến 30% trên cùng độ phân giải. Tại sự kiện, một đại diện trong ngành hiển thị đã cho biết tương lai của microLED rất tươi sáng. Nó sẽ được ứng dụng rộng rãi từ thiết bị đeo đến thiết bị di động, màn hình TV, VR/AR,... Mặc dù giá bây giờ còn quá đắt vì chi phí sản xuất cao, nhưng microLED sẽ dần giảm giá và tốc độ thương mại sẽ nhanh hơn.

TV sử dụng một con chip xử lý hình ảnh 8K độc lập, điều khiển hơn 100 triệu chip LED hiển thị (ảnh: LEDinside)
Cách đây vài ngày, báo ETNews của Hàn Quốc dẫn lời các đối tác địa phương cho biết Samsung muốn mở rộng quy mô sản xuất TV microLED vào năm sau. Đây có vẻ là tín hiệu tích cực cho thị trường microLED khi có ông lớn như Samsung đẩy nhanh tốc độ thương mại hóa. Trong khi đó, các đối thủ như Hisense và TCL cũng đã giới thiệu các nguyên mẫu microLED của họ đầu năm nay. Việc Konka bán ra TV microLED trước cả các đồng hương cho thấy, cuộc đua sẽ ngày càng khốc liệt.

Giá bán rất đắt, 29 tỷ đồng cho tùy chọn 8K cao nhất (ảnh: Konka)
Nếu ít tiền, bạn có thể mua cỡ 4K chỉ khoảng 5,5 tỷ đồng (ảnh: Sohu)



Konka có thể xem là hãng thứ ba sau Sony và Samsung bán ra TV microLED (ảnh: Konka)
https://vnreview.vn/tin-tuc-san-pham...msung-the-wall
 

dragon111989

New Member
Joined
Sep 29, 2017
Messages
305
Reaction score
0
khanhcoi2310 said:
Hãng vô danh mà bá nhể:waaaht:
Vô danh cái gì ?
Thằng lều báo ko biết nên với nó thì vô danh, chứ ở TQ thì 4 hãng lớn SX Tivi và panel là Hisense, Konka, Skyworth và TCL đấy. Ở châu Âu thì Hisense, Skyworth và TCL đc dùng khá nhiều.
 

vqh102

New Member
Joined
Sep 10, 2019
Messages
442
Reaction score
0
lắm công nghệ màn hình TV thế nhỉ ? Điểm lại có miniLED, QLED, OLED, chấm lượng tử Quantum Dot, rồi giờ có micro LED nữa.


Vậy hiện tại thì rút cục công nghệ nào là tiên tiến nhất vậy ? Bác nào thông não cái, loạn hết cả lên.
 

QuynhNhu

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
3,806
Reaction score
0
Vấn đề là điểm ảnh của tụi này độ bền thế nào, chứ mấy bé led cùi thì sau 1 thời gian sử dụng vẫn bị giảm độ sáng.
Còn nếu ai bảo rằng diode phát quang vô cơ k bị giảm độ sáng theo thời gian thì miễn tiếp, vì éo biết gì về khoa học vật liệu cả.

Gửi từ Samsung SM-J320H bằng vozFApp
 

mrphamvn

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,739
Reaction score
0
vqh102 said:
lắm công nghệ màn hình TV thế nhỉ ? Điểm lại có miniLED, QLED, OLED, chấm lượng tử Quantum Dot, rồi giờ có micro LED nữa.:chaymau:
Vậy hiện tại thì rút cục công nghệ nào là tiên tiến nhất vậy ? Bác nào thông não cái, loạn hết cả lên.
Oled đang ngon nhất
Mà oled của lg/sony vẫn là laoij giả cầy thôi. Chưa phải oled thực sự :hell_boy:
Sent from my iPhone using vozForums
 

Hvv.ver5

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,118
Reaction score
0
vqh102 said:
lắm công nghệ màn hình TV thế nhỉ ? Điểm lại có miniLED, QLED, OLED, chấm lượng tử Quantum Dot, rồi giờ có micro LED nữa.:chaymau:
Vậy hiện tại thì rút cục công nghệ nào là tiên tiến nhất vậy ? Bác nào thông não cái, loạn hết cả lên.
2 cái này khác nhau à.
 

Man-United

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
188
Reaction score
0
vqh102 said:
lắm công nghệ màn hình TV thế nhỉ ? Điểm lại có miniLED, QLED, OLED, chấm lượng tử Quantum Dot, rồi giờ có micro LED nữa.:chaymau:
Vậy hiện tại thì rút cục công nghệ nào là tiên tiến nhất vậy ? Bác nào thông não cái, loạn hết cả lên.
Mini-LED: tivi LCD sử dụng đèn nền tuy nhiên đèn nền của LCD sẽ là hàng ngàn cho đến hàng chục ngàn bóng Mini-LED. Càng nhiều bóng led thì tivi càng có độ sáng cao, kiểm soát vùng sáng càng chi tiết khiến cho tivi cho độ tương phản cao hơn.
QLED: tivi LCD sử dụng đèn nền là các bóng led tuy nhiên có thêm 1 lớp chấm lượng tử làm cho tivi có độ tương phản tốt hơn, độ sáng cao hơn, màu sắc chính xác hơn.
OLED: tivi sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang này, bản thân mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần đèn. Dù OLED cho chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện tại tuy nhiên nhược điểm vẫn còn quá nhiều, đặc biệt là độ sáng thấp đến giờ vẫn chưa qua được mức 1,000nits.
micro-LED: chính là phiên bản phóng to của OLED, sử dụng các module lắp ghép lại với nhau từ các khối đèn micro-LED có kích cỡ vài chục inch nên có thể triển khai màn hình rộng vài trăm inch.
dual-cell LCD: về cơ bản, màn hình sẽ có hai module LCD ở trong. Một module ở trên/trước để điều chỉnh màu sắc, một module monochrome ở dưới/sau để điều khiển làm mờ ánh sáng. Điều này giúp cải thiện tương phản và kiểm soát ánh sáng một cách vượt bậc. TRIMASTER HX BVM-X310, màn hình tham chiếu cho các studio Holywood đang sử dụng công nghệ này để thay thế cho model cũ TRIMASTER EL BVM-X300 tấm nền OLED. Còn tại sao Sony lại bỏ OLED để theo dual-cell LCD thì xin mời đọc bài này để hiểu rõ lý do tại sao.
https://sonyfan.vn/2018/09/bvm-hx310...hon-800-trieu/
https://sonyfan.vn/2019/08/man-hinh-...ay-ra-so-sanh/
Tuy nhiên cho đến giờ tất cả các công nghệ tivi mới nhất hiện đại nhất đều chưa làm được điều mà tivi công nghệ CRT làm được đó là chất lượng hình ảnh và độ sáng được bảo toàn 100% kể cả khi nhìn nghiêng đến 1 góc cực đại 178 độ. 1281667
 
Joined
Sep 27, 2017
Messages
306
Reaction score
0
Man-United said:
Mini-LED: tivi LCD sử dụng đèn nền tuy nhiên đèn nền của LCD sẽ là hàng ngàn cho đến hàng chục ngàn bóng Mini-LED. Càng nhiều bóng led thì tivi càng có độ sáng cao, kiểm soát vùng sáng càng chi tiết khiến cho tivi cho độ tương phản cao hơn.
QLED: tivi LCD sử dụng đèn nền là các bóng led tuy nhiên có thêm 1 lớp chấm lượng tử làm cho tivi có độ tương phản tốt hơn, độ sáng cao hơn, màu sắc chính xác hơn.
OLED: tivi sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang này, bản thân mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần đèn. Dù OLED cho chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện tại tuy nhiên nhược điểm vẫn còn quá nhiều, đặc biệt là độ sáng thấp đến giờ vẫn chưa qua được mức 1,000nits.
micro-LED: chính là phiên bản phóng to của OLED, sử dụng các module lắp ghép lại với nhau từ các khối đèn micro-LED có kích cỡ vài chục inch nên có thể triển khai màn hình rộng vài trăm inch.
dual-cell LCD: về cơ bản, màn hình sẽ có hai module LCD ở trong. Một module ở trên/trước để điều chỉnh màu sắc, một module monochrome ở dưới/sau để điều khiển làm mờ ánh sáng. Điều này giúp cải thiện tương phản và kiểm soát ánh sáng một cách vượt bậc. TRIMASTER HX BVM-X310, màn hình tham chiếu cho các studio Holywood đang sử dụng công nghệ này để thay thế cho model cũ TRIMASTER EL BVM-X300 tấm nền OLED. Còn tại sao Sony lại bỏ OLED để theo dual-cell LCD thì xin mời đọc bài này để hiểu rõ lý do tại sao.
https://sonyfan.vn/2018/09/bvm-hx310...hon-800-trieu/
https://sonyfan.vn/2019/08/man-hinh-...ay-ra-so-sanh/
Tuy nhiên cho đến giờ tất cả các công nghệ tivi mới nhất hiện đại nhất đều chưa làm được điều mà tivi công nghệ CRT làm được đó là chất lượng hình ảnh và độ sáng được bảo toàn 100% kể cả khi nhìn nghiêng đến 1 góc cực đại 178 độ. 1281667
Bổ sung thêm là CRT motion rất tốt.
Hồi đó từ CRT chuyển qua LCD cứ thắc mắc hoài, công nghệ mới sao lại nhìn không mượt đẹp như công nghệ cũ.
via vozForums for iPad
 
Top