Có nên mua tản nhiệt rời cho PC hay không?

maytinhvietphong92

New Member
Joined
Dec 18, 2017
Messages
89
Reaction score
0
Bạn đã sắm một dàn máy cao cấp, với CPU, VGA cao cấp, và rất nhiều RAM. Và đến phần tản nhiệt cho PC thì bạn lại bị "viêm màng túi" do tập trung đầu tư vào các linh kiện kia, bạn chấp nhận sử dụng tản nhiệt đi kèm với CPU của mình. Nhưng có bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi, liệu với tản nhiệt đi kèm đó có là giải pháp làm mát thực sự tốt cho PC của bạn hay không? Điều này sẽ được Việt Phong trả lời giúp các bạn qua bài viết sau đây:

1. Tản nhiệt là gì?

Tản nhiệt - đúng như tên gọi: là bộ phận giúp giải tán lượng nhiệt toả ra từ các bộ phận của máy tính. Khi hoạt động, các phần cứng toả ra lượng nhiệt rất lớn, mục tiêu của tản nhiệt đó là hấp thụ lượng nhiệt ấy và sau đó phân tán nó vào môi trường trước khi linh kiện máy tính bị quá nhiệt. Tản nhiệt thường thấy nhất ở CPU (bộ vi xử lý ) và VGA ( Card màn hình ) - 2 nguồn nhiệt chính của máy tính. Với tỉ trọng giá thành chiếm tới hơn 1/2 của hệ thống, việc làm mát các linh kiện này là điều cực kỳ quan trọng. Nó giúp cho máy tính của chúng ta hoạt động một cách ổn định.

2. Các loại tản nhiệt trên thị trường

Tản nhiệt thụ động

Tản nhiệt thụ động nhìn khá giống két làm mát trong xe máy/ô tô. Với chất liệu chính có khả năng dẫn nhiệt tốt, tản nhiệt thụ động dễ dàng hấp thụ nhiệt từ các linh kiện cần láp mát. Độ bền của loại tản nhiệt này là cực cao và gần như không bao giờ hỏng. Nhưng với bản chất là không sử dụng gió để làm mát, tản nhiệt thụ động cần kích cỡ cực lớn để có hiệu năng tương đương với các giải pháp nhỏ gọn hơn nhưng dùng quạt. Ngoài ra các bạn cũng cần thiết lập luồng gió trong máy tính tốt để có thể tận dụng tối đa hiệu năng.

Đây là loại tản nhiêt phổ biến nhất trên thị trường hiện tại. Nó không chỉ hấp thụ nhiệt mà còn chủ động phân tán lượng nhiệt ấy ra môi trường xung quanh thông qua quạt gió. Trong điều kiện lý tưởng, quạt đẩy hơi nóng ra xung quanh và các quạt làm mát của máy tính hút hơi nóng đó ra ngoài. Loại tản nhiệt khí chủ động này hoạt động rất hiệu quả, nhưng hiệu năng theo thời gian sẽ giảm xuống do bụi bẩn bám vào các tấm tản nhiệt, đến lúc đó các bạn sẽ phải vệ sinh để lấy lại hiệu năng cho sản phẩm

Đối với những hệ thống cao cấp, lựa chọn tản nhiệt chất lỏng là phương pháp tối ưu. Nhiệt toả ra được luồng chất lỏng mang đi khỏi các linh kiện, sau đó đi tới két làm mát cỡ lớn và quạt đẩy hơi nóng đó ra ngoài. Hiệu nang của tản nhiệt chất lỏng cao hơn rất nhiều so với tản nhiệt khí.

3. Máy tính của tôi cần tản nhiệt không

Chúng ta đều biết tản nhiệt dùng để làm gì rồi, vậy quay lại với câu hỏi: Liệu máy tính của bạn có cần một chiếc tản nhiệt rời không?
Câu trả lời chắc chắn sẽ là: CÓ - máy tính luôn cần tản nhiệt để hoạt động được. Các bạn có thể thử tháo tản nhiệt của máy tính ra và sẽ thấy hệ thống của mình hoạt động được khoảng vài giây sau đó sẽ tự tắt, bởi khi đó bộ vi xử lý đã bị đặt trong tình trạng báo động do quá nhiệt, nếu không tắt sẽ gây hư hại vĩnh viễn.

Vậy giải pháp tản nhiệt nào phù hợp cho bạn:

Các CPU hiện tại ĐA SỐ đều được cung cấp tản nhiệt đi kèm. Xét về mặt lý thuyết, tản nhiệt đi kèm của CPU ( nếu được cung cấp ) là đủ để nó không bao giờ vượt quá 80-90 độ C khi hoạt động, tức là nằm trong giới hạn an toàn. Nhưng đổi lại, những chiếc tản nhiệt được cung cấp “đi kèm” này sẽ không thể nào đáp ứng được nhu cầu tản nhiệt cho PC của bạn, các bạn sẽ phải đối mặt với những khó chịu như kém thẩm mĩ, chất lượng hoàn thiện không cao, hay độ ồn lớn ( tản đi kèm có độ ồn từ 39-41 dB ) v.v… Nếu các bạn muốn hệ thống của mình luôn êm ái, và mát mẻ đặc biệt vào mùa Hè này, việc trang bị một chiếc tản nhiệt riêng là điều cần thiết.

Tản nhiệt phổ biến nhất hiện tại đó là tản nhiệt khí chủ động, với mức giá từ 200-300.000đ ( phổ thông ) cho tới hơn 1.000.000đ ( cao cấp ) hay khoảng 1,5-3.000.000đ ( tản nhiệt nước all-in-one ) là các bạn có thể sở hữu một sản phẩm đủ để làm mát cho các CPU phổ thông và mát hơn từ 5-15 độ so với tản nhiệt đi kèm. Ngoài ra do bản chất diện tích tiếp xúc rất lớn, nên tốc độ quat của tản nhiệt khí chủ động thấp hơn, chỉ khoảng 1200-1400rpm ( so với 2000-3000rpm của tản nhiệt đi kèm CPU ) nên độ ồn cũng giảm xuống, đảm bảo an toàn và tạo sự êm ái khi hoạt động cho PC của bạn.

=>> Tham khảo thêm: Linh kiện máy tính gía rẻ tại Hải Dương, Camera chính hãng tại Hải Dương, máy tính xách tay tại Hải Dương, PC gaming giá rẻ Hải Dương
Nguồn: Máy tính Việt Phong
 
Top