Tiếp nha, giờ tới chi tiêu.
Hiện tại mức tối thiểu ở HN hay SG cho sinh viên là khoảng 4tr, còn với người đã đi làm là khoảng 7tr trở lên. Phần vì sinh viên có thể ở ghép được, người đi làm rồi muốn riêng tư và cần tạo mối quan hệ.
Với sinh viên thì cũng chẳng có công thức nào cả, vì cơ bản hết rồi.
Ở ghép, thuê trọ, xài quạt, bếp ga thì tiền nhà gói trong 1 triệu (ở ghép 3 người), tối đa là 1tr5 (dạng ký túc dịch vụ) thôi. Ăn uống các thứ hết từ 2tr5-3tr.
Nếu bạn nào tổng thu nhập từ bố mẹ + làm thêm trên 6tr thì hẵng tính tới phương án đầu tư tài chính. Còn không hãy đầu tư giá trị bản thân. Mình khuyên thật lòng
Vì thực sự mỗi tháng bạn để dư ra 500k, 1 năm đi học tiết kiệm được giỏi lắm 6 triệu. Nhưng với kiến thức, kỹ năng tốt, tiếng Anh giỏi, thì mức lương khởi điểm thậm chí hơn luôn cái mức lương mà bạn không có kiến thức kỹ năng - 6 triệu luôn.
Đầu tư cho bản thân thì có nhiều cái, học tiếng Anh, tiếng Trung, Hàn... Trợ giảng trung tâm, đi học việc liên quan tới nghề mà các bạn theo sau này, các chứng chỉ quốc tế, nghề... đại khái là càng thu nạp nhiều kiến thức kỹ năng thì đến lúc ra trường các bạn càng thấy nó có lợi tới như thế nào.
Còn tới đi làm, các cụ hay bảo là đàn ông trẻ phải lấy vợ thì mới ổn định và giàu được, là do vợ quản lý chi tiêu hộ chứ có gì đâu
Tâm lý là từ sinh viên lên đi làm thu nhập tăng lên thì nhu cầu nó tăng lên.
Giờ lấy cái mốc 8 triệu cho dễ tính nha. Thực ra công thức mình cũng tham khảo một số phương pháp phổ biến mà sách báo đưa, áp dụng vào thấy nó khá hợp lý. Hầu như đều quy về 50/30/20 hoặc 50/20/10/20... bla bla
-
Nhu cầu thiết yếu:50-60%. Thống kê chung là nó đủ cho bạn. Cái này buộc phải chi. Gồm có tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước.
Trong đó tiền nhà không nên quá 25%, 20% thì càng tốt. Tức là thu nhập 8tr thì tiền nhà không nên quá 2tr (yên tâm đi, ngay Đinh Tiên Hoàng Bình Thạnh còn kiếm được căn tử tế luôn). Ở ghép 1tr6/người càng tốt (20%) vì mới đi làm mà.
5% lúc này nó là con số lớn rồi đó. 400k đủ cho tiền điện nước luôn.
25-30% (khoảng 2tr-2tr5) còn lại chính là tiền ăn. Nếu có thể thì bạn nên tự nấu. Nếu ăn ngoài thì rơi vào tầm 70k/ngày.
Ít tiền thì phải tính thôi
* Nếu mức chi cần thiết hiện tại của bạn vượt quá 75% thì do thu nhập của bạn hơi kém. Hoặc chi tiêu cần thiết của bạn có chỗ gặp vấn đề.
- Rồi, giờ còn 40% còn lại, 10% cho đầu tư, 10% cho tiết kiệm. 10% cho ngoại giao, quan hệ, học hỏi, và 10% cho thoả mãn cá nhân.
10% ngoại giao, quan hệ là cần thiết. Xã hội Việt Nam mà. Bạn mới đi làm, mời đồng nghiệp hoa quả bánh kẹo. Rồi họp team, đi nhậu này nọ. Việc bạn ngại chi khoản giao lưu như thế này, nó có thể không ảnh hưởng tiêu cực, nhưng độ tích cực sẽ kém hơn với những người chịu giao lưu. Giao lưu còn giúp bạn mở rộng network, học hỏi nhiều lắm.
10% thoả mãn cá nhân: bạn thích chơi game, tới Cyber, bạn FA, 400k/shot chống vã, bạn thích đi du lịch: 800k là được 2 ngày 1 đêm Vũng Tàu.
hoặc gom lại tháng sau mua 1 thứ bạn thực sự thích
20% còn lại đầu tư và tiết kiệm. Mình sẽ nói kỹ phía sau. Mình tự nhận mình không phải là pro trader hay pro investor. Nhưng mình luôn tăng trưởng dương, cao hơn ngân hàng khá nhìu.
Hiểu đơn giản thì 10% bạn bỏ vô quỹ trái phiếu của ngân hàng, như Tech hoặc MB, set ngày nhận lương hàng tháng tự động trừ.
10% nữa bạn chọn đúng 1 cổ phiếu nào đó trên thị trường (tìm hiểu một chút, có lịch sử phát triển tốt bla bla bla), rồi cứ tới ngày đó mua, bất kể giá nào. Xuống cũng được, trung bình giá mà. Rồi thi thoảng nó trả cổ tức cho cũng được phết. Chọn mã nào thì mình không recommend nha. Nhớ là khoản đầu tư, tiết kiệm này xét về dài hạn sẽ khá là lời đó.
*Nếu bạn nào còn NỢ, thì 20% này chính là để trả nợ. Dứt khoát phải trả
hãy là vozer văn minh.
Khi mức thu nhập của bạn tăng lên. Tăng lương thưởng. Có 2 dạng tăng thu nhập. 1 là thu nhập tăng bất thường và 2 là thu nhập tăng theo kế hoạch.
Khi có thu nhập bất thường, tuyệt đối không tiêu
Khao nhỏ, phát card thì được, tuyệt đối không tiêu. Hãy cứ coi như cuộc sống của bạn không có gì xảy ra cả. Cất ngay số tiền bất thường đó vào quỹ.
Tăng lương cũng vậy. Thứ mà bạn được phép tăng, đấy là cái mục chi tiêu cần thiết. Ăn ngon hơn chút, ở nhà rộng hơn chút (lưu ý khi chuyển nhà là bạn phát sinh 1 lượng chi tiêu hơi nhiều đó). Nếu thu nhập tăng mà chi tiêu cơ bản giữ nguyên, nghĩa là % giảm xuống, số tiền bạn đem đi đầu tư sẽ cao lên.
Việc quản lý theo danh mục đó không làm bạn giàu lên nhanh, nhưng bền
* Hoặc đầu tư 1 mảng nào đó, cái đầu tư này là tuỳ ý mọi người. Nhưng mình thì chuyên về đầu tư tài chính hơn
----
Còn mục này, là cái lý thuyết của mình để giảm cái ham muốn xuống. 1 là xác định cái cần và muốn. Cái nào cần mua cần tiêu thì phải tiêu. Ví dụ như sữa rửa mặt, lăn nách, quần áo... Mình mua đồ xịn thì xài được lâu hơn. Còn cái mình muốn, như 1 chai nước hoa chẳng hạn, thì dời nhu cầu sang tháng sau, nếu thích thì mua. Không thích thì thôi.
Và quan điểm cá nhân của mình. Thưởng Tết bao nhiêu mình biếu bố mẹ hết