Chia sẻ chiến thuật OC của anh em!

pitroy

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,303
Reaction score
0
Last Updated 20-01-2014 at 21:36
Đã có Update chip mới Sandy, Ivy, Haswell,.. mời xem post 3

Có một câu rất hay được các anh em truyền nhau là "cùng một dòng CPU nhưng 2 con khác nhau thì OC vẫn khác nhau". Quả thật, cùng một cấu hình nhưng việc OC luôn là khác nhau, người này ko thể bắt chước thông số của người khác.

Tuy nhiên, luôn có một điểm chung khi OC, đó là "chiến thuật" hay các bước ép xung. Bằng sự mò mẫn lẫn học hỏi, mỗi anh em dần tìm được cách OC của riêng mình. Ban đầu có thể làm lung tung nhưng dần dẫn sẽ chọn lọc, tinh giản các bước sao cho đạt đến mức xung tốt nhất với thời gian nhanh nhất mà hệ thống vẫn ổn định.

Bởi thế, mình lập topic để anh em chia sẻ các bước ép xung, chiến thuật ép xung sao cho hiệu quả nhất.:haha: Mình xin mở màn trước:

Một số điều tâm niệm khi OC:


Còn sau đây là chiến thuật OC của mình:

Bước 1: Chuẩn bị đủ các phần mềm hỗ trợ OC, mình thấy tốt nhất là những phần mềm sau:

-Đo nhiệt độ hệ thống: Core Temp
-Đo điện áp, nhiệt độ hệ thống (Main, CPU, Ram, Vga, tốc độ quạt...): HWMonitor.
-Bench điểm hệ thống: Super Pi (bench CPU), Winrar (bench hiệu năng chung của hệ thống, đặc biệt là Ram), CPU Queen trong Everest (bench nhanh CPU), Cache and Memory benchmark trong Everest (bench Ram).
-Test stable: ORTHOS, Intel Burn Test.
-Ngoài ra thì dùng Autoruns để tắt bật nhanh các chương trình khởi động cùng Win.

Các soft trên có ưu điểm là portable, hoạt động nhanh, chính xác, có ghi lại mức min, max của các thông số nên rất hữu ích cho việc quan sát đánh giá.

Bước 2: Đầu tiên, để hệ thống chạy default, quan sát thông số VID (VCore mặc định khi xuất xưởng của CPU, xem bằng Core Temp). Nhiều anh em nói rằng con nào VID nhỏ thì dễ kéo nhưng nóng, con nào VID lớn thì kéo khó hơn nhưng mát, kéo vừa phải thì rất thích. Do đó quan sát cái này đầu tiên để có hướng OC tiếp.

Bước 3: Kéo nhẹ hệ thống (tắt mấy cái tiết kiệm điện, tăng Multipier lên max, tăng Bus speed lên 5 đến 10 nấc, khóa bus Ram lại bằng cách chỉnh SPD, mình thường để 2.5, khóa PCI Clock 101). Không tăng VCore trong bios mà cứ tăng Bus speed đến mức cuối cùng có thể vào được Win. Khi vào Win, mở CPU-Z xem VCore (hay Core Voltage) là bao nhiêu.

Tiếp theo, tăng thêm Bus speed một vài nấc, bắt đầu thiết lập VCore trong bios, thường tăng thêm so với mức mặc định 1 đến 2 nấc. Vào Win, so sánh cái VCore trong CPU-Z với mức VCore thiết lập trong Bios để xem mức drop của main thế nào, từ đó biết được tổng quan khả năng OC của main (theo kinh nghiệm của mình thì Vdrop càng ít càng tốt).

Bước 4: qua 3 bước trước đã có thể biết được tổng quan khả năng OC của CPU và Main, tất nhiên là chưa chính xác hoàn toàn. Đến đây, mỗi người có một phong cách OC riêng, nhưng đại khái có một số hướng như sau:

Bước 5: khi đã ép được xung CPU hợp lý rồi thì chuyển qua ép xung Ram (mình sẽ viết chi tiết chiến thuật và mẹo ép nhanh sau).

Đã có Update chip mới Sandy, Ivy, Haswell,.. mời xem post 3

Có một câu rất hay được các anh em truyền nhau là "cùng một dòng CPU nhưng 2 con khác nhau thì OC vẫn khác nhau". Quả thật, cùng một cấu hình nhưng việc OC luôn là khác nhau, người này ko thể bắt chước thông số của người khác.

Tuy nhiên, luôn có một điểm chung khi OC, đó là "chiến thuật" hay các bước ép xung. Bằng sự mò mẫn lẫn học hỏi, mỗi anh em dần tìm được cách OC của riêng mình. Ban đầu có thể làm lung tung nhưng dần dẫn sẽ chọn lọc, tinh giản các bước sao cho đạt đến mức xung tốt nhất với thời gian nhanh nhất mà hệ thống vẫn ổn định.

Bởi thế, mình lập topic để anh em chia sẻ các bước ép xung, chiến thuật ép xung sao cho hiệu quả nhất.:haha: Mình xin mở màn trước:

Một số điều tâm niệm khi OC:
1. Với mình, OC để tăng hiệu năng, tức tăng xung của toàn hệ thống đến mức cao nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo tính ổn định để có thể hoạt động liên tục, bền bỉ. Bởi thế, mình thích dừng lại ở mức xung hợp lý chứ ko cố kéo quá cao, thậm chí kéo ổn định ở mức mười thì mình thường hạ xuống mức chín cho nó lành, đảm bảo tuổi thọ hệ thống.

2. Mục đích quan trọng nhất của "chiến thuật OC" là: rút ngắn tối đa thời gian tìm ra thông số tốt nhất.

3. Sự kiên nhẫn ko phải yếu tố quyết đinh nhất khi OC mà theo mình việc quan sát các thông số qua các phần mềm rồi điều chỉnh hợp lý mới là quan trọng. Nếu quan sát tốt có thể giúp giảm thời gian OC đáng kể. Ngoài ra, chịu khó ghi chép lại các thông số OC cũng rất nên làm.

4. Luôn ép xung CPU trước rồi mới ép xung Ram nhưng phải chú ý khả năng OC của Ram để quyết định ép xung CPU lên bao nhiêu, nhiều khi xung CPU thì ngon rồi nhưng Ram thì ko chịu được thì cũng ko hay lắm.
Còn sau đây là chiến thuật OC của mình:

Bước 1: Chuẩn bị đủ các phần mềm hỗ trợ OC, mình thấy tốt nhất là những phần mềm sau:

-Đo nhiệt độ hệ thống: Core Temp
-Đo điện áp, nhiệt độ hệ thống (Main, CPU, Ram, Vga, tốc độ quạt...): HWMonitor.
-Bench điểm hệ thống: Super Pi (bench CPU), Winrar (bench hiệu năng chung của hệ thống, đặc biệt là Ram), CPU Queen trong Everest (bench nhanh CPU), Cache and Memory benchmark trong Everest (bench Ram).
-Test stable: ORTHOS, Intel Burn Test.
-Ngoài ra thì dùng Autoruns để tắt bật nhanh các chương trình khởi động cùng Win.

Các soft trên có ưu điểm là portable, hoạt động nhanh, chính xác, có ghi lại mức min, max của các thông số nên rất hữu ích cho việc quan sát đánh giá.

Bước 2: Đầu tiên, để hệ thống chạy default, quan sát thông số VID (VCore mặc định khi xuất xưởng của CPU, xem bằng Core Temp). Nhiều anh em nói rằng con nào VID nhỏ thì dễ kéo nhưng nóng, con nào VID lớn thì kéo khó hơn nhưng mát, kéo vừa phải thì rất thích. Do đó quan sát cái này đầu tiên để có hướng OC tiếp.

Bước 3: Kéo nhẹ hệ thống (tắt mấy cái tiết kiệm điện, tăng Multipier lên max, tăng Bus speed lên 5 đến 10 nấc, khóa bus Ram lại bằng cách chỉnh SPD, mình thường để 2.5, khóa PCI Clock 101). Không tăng VCore trong bios mà cứ tăng Bus speed đến mức cuối cùng có thể vào được Win. Khi vào Win, mở CPU-Z xem VCore (hay Core Voltage) là bao nhiêu.

Tiếp theo, tăng thêm Bus speed một vài nấc, bắt đầu thiết lập VCore trong bios, thường tăng thêm so với mức mặc định 1 đến 2 nấc. Vào Win, so sánh cái VCore trong CPU-Z với mức VCore thiết lập trong Bios để xem mức drop của main thế nào, từ đó biết được tổng quan khả năng OC của main (theo kinh nghiệm của mình thì Vdrop càng ít càng tốt).

Bước 4: qua 3 bước trước đã có thể biết được tổng quan khả năng OC của CPU và Main, tất nhiên là chưa chính xác hoàn toàn. Đến đây, mỗi người có một phong cách OC riêng, nhưng đại khái có một số hướng như sau:
-Hướng 1 là vừa tăng xung CPU, vừa tăng VCore (tăng xung trước, tăng VCore sau). Vừa tăng vừa test stable. Cách này có nhược điểm là làm rất lâu, có khi mất cả chục tiếng nhưng ưu điểm là hệ thống ổn định, VCore thường hợp lý, tức là thấp nhất có thể. Hướng này thích hợp cho OC nhẹ nhàng.

-Hướng thứ 2 là tăng VCore lên một mức nhất định rồi kéo dần xung CPU lên đến khi hợp với mức điện áp đó. Cách này có ưu điểm nhanh nhưng nếu chọn điện áp quá cao thì ko tốt cho hệ thống vì nóng, nhiều khi điện áp thừa so với mức xung của CPU thì lại phải mất công hạ dần xuống. Hướng này thích hợp cho hệ thống khủng, kéo đã tay thì thôi.

-Hướng thứ 3 mình hay làm là kết hợp 2 hướng trên , tức ban đầu kéo VCore lên cao trước (nhưng ko quá cao), khi hệ thống dần đạt đến ngưỡng thì bắt đầu kéo xung trước rồi nâng dần VCore. Cách này có ưu điểm là ko quá lâu nhưng vẫn tìm được mức xung hợp lý của hệ thống.

-Ngoài ra có những hướng khác mong anh em bổ sung thêm.:D
Bước 5: khi đã ép được xung CPU hợp lý rồi thì chuyển qua ép xung Ram (mình sẽ viết chi tiết chiến thuật và mẹo ép nhanh sau).
 

pitroy

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,303
Reaction score
0
Đã có Update chip mới Sandy, Ivy, Haswell,.. mời xem post 3

Có một câu rất hay được các anh em truyền nhau là "cùng một dòng CPU nhưng 2 con khác nhau thì OC vẫn khác nhau". Quả thật, cùng một cấu hình nhưng việc OC luôn là khác nhau, người này ko thể bắt chước thông số của người khác.

Tuy nhiên, luôn có một điểm chung khi OC, đó là "chiến thuật" hay các bước ép xung. Bằng sự mò mẫn lẫn học hỏi, mỗi anh em dần tìm được cách OC của riêng mình. Ban đầu có thể làm lung tung nhưng dần dẫn sẽ chọn lọc, tinh giản các bước sao cho đạt đến mức xung tốt nhất với thời gian nhanh nhất mà hệ thống vẫn ổn định.

Bởi thế, mình lập topic để anh em chia sẻ các bước ép xung, chiến thuật ép xung sao cho hiệu quả nhất.:haha: Mình xin mở màn trước:

Một số điều tâm niệm khi OC:
1. Với mình, OC để tăng hiệu năng, tức tăng xung của toàn hệ thống đến mức cao nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo tính ổn định để có thể hoạt động liên tục, bền bỉ. Bởi thế, mình thích dừng lại ở mức xung hợp lý chứ ko cố kéo quá cao, thậm chí kéo ổn định ở mức mười thì mình thường hạ xuống mức chín cho nó lành, đảm bảo tuổi thọ hệ thống.

2. Mục đích quan trọng nhất của "chiến thuật OC" là: rút ngắn tối đa thời gian tìm ra thông số tốt nhất.

3. Sự kiên nhẫn ko phải yếu tố quyết đinh nhất khi OC mà theo mình việc quan sát các thông số qua các phần mềm rồi điều chỉnh hợp lý mới là quan trọng. Nếu quan sát tốt có thể giúp giảm thời gian OC đáng kể. Ngoài ra, chịu khó ghi chép lại các thông số OC cũng rất nên làm.

4. Luôn ép xung CPU trước rồi mới ép xung Ram nhưng phải chú ý khả năng OC của Ram để quyết định ép xung CPU lên bao nhiêu, nhiều khi xung CPU thì ngon rồi nhưng Ram thì ko chịu được thì cũng ko hay lắm.
Còn sau đây là chiến thuật OC của mình:

Bước 1: Chuẩn bị đủ các phần mềm hỗ trợ OC, mình thấy tốt nhất là những phần mềm sau:

-Đo nhiệt độ hệ thống: Core Temp
-Đo điện áp, nhiệt độ hệ thống (Main, CPU, Ram, Vga, tốc độ quạt...): HWMonitor.
-Bench điểm hệ thống: Super Pi (bench CPU), Winrar (bench hiệu năng chung của hệ thống, đặc biệt là Ram), CPU Queen trong Everest (bench nhanh CPU), Cache and Memory benchmark trong Everest (bench Ram).
-Test stable: ORTHOS, Intel Burn Test.
-Ngoài ra thì dùng Autoruns để tắt bật nhanh các chương trình khởi động cùng Win.

Các soft trên có ưu điểm là portable, hoạt động nhanh, chính xác, có ghi lại mức min, max của các thông số nên rất hữu ích cho việc quan sát đánh giá.

Bước 2: Đầu tiên, để hệ thống chạy default, quan sát thông số VID (VCore mặc định khi xuất xưởng của CPU, xem bằng Core Temp). Nhiều anh em nói rằng con nào VID nhỏ thì dễ kéo nhưng nóng, con nào VID lớn thì kéo khó hơn nhưng mát, kéo vừa phải thì rất thích. Do đó quan sát cái này đầu tiên để có hướng OC tiếp.

Bước 3: Kéo nhẹ hệ thống (tắt mấy cái tiết kiệm điện, tăng Multipier lên max, tăng Bus speed lên 5 đến 10 nấc, khóa bus Ram lại bằng cách chỉnh SPD, mình thường để 2.5, khóa PCI Clock 101). Không tăng VCore trong bios mà cứ tăng Bus speed đến mức cuối cùng có thể vào được Win. Khi vào Win, mở CPU-Z xem VCore (hay Core Voltage) là bao nhiêu.

Tiếp theo, tăng thêm Bus speed một vài nấc, bắt đầu thiết lập VCore trong bios, thường tăng thêm so với mức mặc định 1 đến 2 nấc. Vào Win, so sánh cái VCore trong CPU-Z với mức VCore thiết lập trong Bios để xem mức drop của main thế nào, từ đó biết được tổng quan khả năng OC của main (theo kinh nghiệm của mình thì Vdrop càng ít càng tốt).

Bước 4: qua 3 bước trước đã có thể biết được tổng quan khả năng OC của CPU và Main, tất nhiên là chưa chính xác hoàn toàn. Đến đây, mỗi người có một phong cách OC riêng, nhưng đại khái có một số hướng như sau:
-Hướng 1 là vừa tăng xung CPU, vừa tăng VCore (tăng xung trước, tăng VCore sau). Vừa tăng vừa test stable. Cách này có nhược điểm là làm rất lâu, có khi mất cả chục tiếng nhưng ưu điểm là hệ thống ổn định, VCore thường hợp lý, tức là thấp nhất có thể. Hướng này thích hợp cho OC nhẹ nhàng.

-Hướng thứ 2 là tăng VCore lên một mức nhất định rồi kéo dần xung CPU lên đến khi hợp với mức điện áp đó. Cách này có ưu điểm nhanh nhưng nếu chọn điện áp quá cao thì ko tốt cho hệ thống vì nóng, nhiều khi điện áp thừa so với mức xung của CPU thì lại phải mất công hạ dần xuống. Hướng này thích hợp cho hệ thống khủng, kéo đã tay thì thôi.

-Hướng thứ 3 mình hay làm là kết hợp 2 hướng trên , tức ban đầu kéo VCore lên cao trước (nhưng ko quá cao), khi hệ thống dần đạt đến ngưỡng thì bắt đầu kéo xung trước rồi nâng dần VCore. Cách này có ưu điểm là ko quá lâu nhưng vẫn tìm được mức xung hợp lý của hệ thống.

-Ngoài ra có những hướng khác mong anh em bổ sung thêm.:D
Bước 5: khi đã ép được xung CPU hợp lý rồi thì chuyển qua ép xung Ram (mình sẽ viết chi tiết chiến thuật và mẹo ép nhanh sau).
 

pitroy

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,303
Reaction score
0
Cách quan sát các thông số bằng phần mềm đo khi OC:

1. Vì sao phải cần các phần mềm theo dõi thông số hệ thống:

Khi đã cấp đủ điện để khởi động vào được Win thì tiếp theo ta sẽ test ổn định (stable). Có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự không stable khi test là: sự sụt áp (giảm điện áp so với khi CPU chạy bình thường) và tăng nhiệt độ khi test trong thời gian dài. Ngoài ra, còn nguyên nhân gián tiếp dẫn đến không stable là sự hạn chế của các thiết bị phần cứng (như tụ kém, wall bus, khả năng oc của CPU, Ram kém, vga onboard..), bài viết này không đề cập vì chỉ có $$$ mới giải quyết dứt điểm được:).

Và để phát hiện sự sụt áp, tăng nhiệt khi test stable, ta dùng các phần mềm như CPU-Z, Core Temp, HWMonitor, Speed fan,.. Đọc các thông số thu được từ chúng ta sẽ biết cách tăng giảm điện áp, xung, khắc phục khiếm khuyết hệ thống một cách thích hợp, nhanh hơn.

2. Cách đọc các thông số thu được từ phần mềm:


Đặc điểm chung của các phần mềm đo là thường gồm 3 thống số chính: Min, Max và giá trị hiện tại, đặc biệt cần chú ý với giá trị Min, Max.

Với điện áp, giá trị Max thường giá giá trị ban đầu khi chưa test, CPU ở Idle, giá trị Min là giá trị khi load ở 100%. Khi muốn thiết lập điện áp để stable, ta chỉ cần quan sát giá trị Min, nếu chưa đủ thì cần tăng lên, khi CPU đã chạy mượt ở giá trị Min thì đương nhiên sẽ chạy tốt ở điện áp cao hơn lúc bình thường.

Với nhiệt độ ta lại cần quan tâm giá trị Max. Nhiệt độ Max sẽ giảm khi xung hạ hoặc điện hạ, và tất nhiên giá trị Max càng nhỏ càng tốt.
Chú ý là với một hệ thống tản nhiệt tốt thì ở một xung nhất định, khi test nhiệt độ sẽ tăng dần đến một gí trị nào đó rồi dao động ổn định quanh đó (đây gọi là giá trị bão hòa). Khi bạn thấy nhiệt độ cứ tăng mà ko đạt bão hòa thì đó là dấu hiệu cho biết hệ thống tản nhiệt chưa tốt (gió chưa thông, quạt ko quay thêm được chẳng hạn).


Ngoài ra thì còn chú ý các thông số khác như tốc độ quạt, nhiệt độ System, HDD, VGA,.. nếu chúng đột nhiên bất thường thì nên dừng test ngay.

Chú ý: Phải bật các phần mềm đo thông số hệ thống trước khi tiến hành test thì mới có được các giá trị Max, Min chính xác!

3. Một số cách quan sát "tinh tế" khác:

Bạn có nghĩ rằng chỉ cần quan sát số vạch khi khởi động vào Windows có thể biết được thiếu hay đủ điện cho CPU không? Hoặc quan sát tốc độ tăng nhiệt của hệ thống để biết chất lượng tản nhiệt rất dễ dàng chứ không cần phải tháo máy ra quan sát tỉ mỉ làm chi.

Thực vậy, sau cả trăm lần theo dõi mình nhận thấy Windows là hệ thống khá nhạy cảm. Nếu bạn không có tác động phần mềm gì vào hệ thống thì gần như cả trăm lần nó đều khởi động y như nhau. Nhưng chỉ cần bạn có chút thay đổi về điện áp CPU hay Main thì tốc độ boot sẽ khác ngay. Nói ngắn gọn là thường khi hệ thống hơi hụt điện hay thừa điện, tốc độ boot sẽ tăng thêm khá nhiều, ví dụ từ 3 vạch sẽ tăng lên 6, 7 vạch. Bạn hãy quan sát nhanh điều này để có định hướng. Khi điện áp thích hợp thì số vạch sẽ trở về gần như ban đầu, có thể chậm hơn chút ít thôi.

Cũng như vậy, khi bạn bắt đầu test stable, hãy quan sát tốc độ thay đổi nhiệt độ của CPU. Thường mỗi hệ thống có một khả năng tản nhiệt riêng, tứ là cứ sau một số vòng Orthos thì max temp sẽ tăng lên một độ chẳng hạn. Nếu đột nhiên mà sau chưa đến một hai vòng test mà nhiệt độ đã tăng thì hẳn là tản nhiệt có vấn đề hoặc CPU đã quá thừa điện.

Lại thêm một điều thú vị là ngay khi xem phim bạn cũng có thể "phán" được độ stable của hệ thống. Mình thường dùng cách tua đi tua lại vài bộ HD dung lượng lớn. Sau vài lần tua xuống cuối rồi lại lên đầu mà hệ thống vẫn mượt mà, bạn chọn tua đến điểm nào thì tua ngay được đến đó mà không bị giật hình hay hiện ra thông báo lỗi của MPC thì khả năng ổn định của hệ thống khá cao.

Nói tóm lại, hãy ghi nhớ chính những gì quen thuộc nhất với bạn khi hệ thống ở trang thái bình thường rồi so sánh với khi OC, mọi thay đổi đều nói lên một điều gì đó mà chịu khó quan sát thì bạn có thể có được những kết quả bất ngờ :)
 

pitroy

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
1,303
Reaction score
0
Update 2014 - Chiến thuật OC mới cho các dòng chip từ Sandy trở về sau!

Năm nay mình viết thêm một vài tips nhỏ cho các bác nghich ngợm các dòng chip từ Sandy trở về sau, cũng là tổng kết một chặng đường ăn chơi của mình kể từ bài viết trước!

Từ Sandy trở về sau, Intel đã chuyển sang hướng khác, độc lập và rõ ràng hơn trong OC. Tức là mua một con chip, bạn có thể oc ram riêng tùy kit ram của mình cao hay thấp và oc chip riêng.

Chiến thuật cơ bản của các dòng 1155/1150 cơ bản như sau:
- Cầm chip lên, lắp vô máy
- Xác định mục tiêu oc có mấy mức sau có thể suy nghĩ: Kéo lên 4.5Ghz chạy hằng ngày, cái này 99.9% đạt được ngon ơ, kể cả main cùi

Kéo lên 4.7-4.9Ghz chạy hằng ngày => cái này có thể đạt được, cao hay thấp tùy chip, còn lại phụ thuộc vào main và tản nhiệt. Bất cứ ai cũng nên thử sức ở mức này cho đúng chất Voz :sexy: Nói chung thì hầu đa đạt được 4.6-4.7Ghz, khá thì lên 4.9Ghz.

Kéo lên 5.0Ghz trở lên, chạy hằng ngày => cái này rất hên xui, nếu ai đạt được mức này với Vcore dưới 1.48V, nhiệt độ dưới 90 fullload và Stable thì coi như được con chip khá ngon đến rất ngon => nên thử 1 lần cho biết (tất nhiên tí mình sẽ hướng dẫn cách thử).

Kéo lên 5x để test cho vui kiểu vào được Win, test Pi hoặc vài cái test linh tinh để tìm mức giới hạn của chip.
- Sau khi xác định được mục tiêu, bắt tay chiến luôn như sau:
Kéo lên 4.5Ghz là mức khởi điểm. Set Vcore tầm 1.3-1.32
Test stable tìm mức min của Vcore khi ở 4.5Ghz
Nếu hài lòng rồi, dừng lại

Tiếp theo, nếu thích cao hơn, nâng dần lên từng 0.1Ghz. Mỗi mức nâng sẽ phải tăng từ 3-5 nấc điện. Nên nhớ càng lên cái thì mỗi 0.1Ghz càng phải nhiều nấc điện Vcore thêm, có khi ở 4.7Ghz cần tới 1.45-1.47V.
=> nếu cao quá nên dừng lại để chạy ổn định.

- Chú ý nhỏ: khi Vcore tăng mãi vẫn chưa ổn định, nghĩ ngay tới 2 việc:
Hoặc chip ăn điện và nóng => đừng cố quá ko giải quyết gì
Hoặc nếu thấy chip full load ko quá nóng thì thử tăng VTT hay VCCIO tùy main, mức chấp nhận được là từ 1.090 đến 1.150V. Cái này giúp hỗ trợ oc cho một số trường hợp, nên thử (nhiều lần oc mình set 1.120 chạy ổn định mà hạ xuống là xịt).

Updating...
 

911

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
26
Reaction score
0
bài viết rất khá... 1: phát huy nhé bro
 

Rosario

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
16
Reaction score
0
Chủ topic quên chưa đề cập đến 1 chuyện quan trọng. Đó là chưa đề cập đến mục đích của người OC, từ đó mới dẫn đến việc cân bằng giữa hiệu năng hệ thống (performance) và sự mạo hiểm (risk) để mà quyết định có nên mạo hiểm(take risk) hay không.

Nói đến ổn định, thế nào là ổn định? 1 tuần, 2 tuần hay thậm chí là 1 tháng, 2 tháng chạy ổn cũng ko có gì đảm bảo cho việc hệ thống có thể hoạt động tốt 1 năm, 2 năm. Cho nên tùy kinh nghiệm và mục đích sử dụng mà mỗi người có 1 sự lựa chọn khác nhau. Chẳng hạn:

Để OC đua, tùy chỉnh mọi thông số lên hết cỡ. Nhưng nhiều người mục đích OC ko phải là như thế, chỉ đơn giản là muốn phát huy hết sức mạnh của hệ thống, sao cho tiền/hiệu năng là tốt nhất với số tiền bỏ ra. Để đạt được điều này mỗi người đều tuân theo 1 quy tắc riêng nhất định(rules) của chính người đó. Mình là 1 người như vậy nên cũng muốn chia sẻ các rules của mình. Đó là

1)Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ, ko bao giờ tăng Vol quá 5 hay cùng lắm 10% df của bất kỳ bộ phận gì. 3 năm bảo hành nghe tưởng dài nhưng vẫn có rất nhiều người dùng nhiều hơn 3 năm.

2)Phân tích cái gì đáng làm, cái gì không. VD, cùng 1 mức xung CPU 3Ghz chẳng hạn, giữa 333x9 và 500x6 chọn cái nào? 1 tay OC đua sẽ chọn 500x6 bởi nó sẽ cho băng thông tốt hơn --> hiệu năng cao hơn. Nhưng sau khi đọc các thử nghiệm thấy hiệu năng chỉ hơn chừng 1% ---> mình chọn 333x9, 500x6 sẽ phát sinh quá nhiều vấn đề cho main. Hay đơn giản là xung pcie (mặc định là 100Mhz). Tăng cái này cũng giống như trên, về mặt lý thuyết sẽ làm tăng băng thông cho card màn hình ---> hiệu năng tốt hơn. Nhưng tăng từ 100 ---> 125Mhz chỉ để thêm vài chục điểm 3DMark --> với những người OC để đua thì 1 tí cũng làm nên sự khác biệt nhưng mình thì mình ko chơi. Đến cả OC Ram mình còn không OC, bởi cá nhân mình thử nghiệm bật game lên Bench, thấy việc OC Ram hiệu năng tăng lên chẳng sao nhiêu so với OC CPU và Card màn hình, cho nên Ram mình chỉ cần đủ theo CPU là được, máy ở nhà thậm chí còn chạy underclock (bus nhỏ hơn bus mặc định của Ram). Ngắn gọn: nhận định chính xác, việc OC đấy có xứng đáng với mức độ mạo hiểm hay ko? Với những người chơi OC đua sẽ kéo vì cái đấy xứng đáng, 1 tí chút cũng làm nên khác biệt, còn với những người theo tiêu chí hiệu năng/phiêu lưu (tiếng Anh hiểu à Performance/Risk) sẽ là ko xứng đáng.

3)Chỉ OC khi cần. VD CPU thì lúc nào mình cũng OC vì lúc nào cũng thích xử lý nhanh nhưng card màn hình mình chỉ kéo trước khi chơi Game nặng. Game xong lại trả nó về df.

Cuối cùng chúc mọi người vui vẻ khi OC. Bởi bất kỳ bạn thích hiệu năng cao nhất hay nghiêng về sự an toàn nhiều hơn thì điểm chung vẫn là "have fun with Ocing".
 

cataway

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
2
Reaction score
0
phương pháp nầy nhớ có tiền trong túi mới áp dụng được
 

lenovovietnam

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
5
Reaction score
0
// dinhsinhanh

Hướng thứ 4 là kéo xung CPU lên so với mặc định ở một tầm nào đó, sau đó stress sơ qua xem thế nào. Có nghĩa là khi đề pa, chẳng hạn X2 4800 kéo với ECS A780GM-A thì một phát lên 240Mhz luôn rồi test, nếu stable thì tốt còn ko thì cứ xác định là tăng thêm một chút vCore là ok.

Phương pháp này, thông thường thì người sử dụng phải am hiểu chút, nếu ai đã nghịch qua nhiều hệ thống thì tức khắc họ sẽ có thể tính được ở mức bus nào đó thì con CPU cần bao nhiêu vCore đủ ổn định > Kéo lên nhanh hơn cũng như thời gian giảm đi đáng kể...

Hướng 2 mà bạn Thắng chọn ấy, OCer còn lưu ý các vấn đề về thông số khác như NB, VTT, SB, Vcc ...chứ ko phải chỉ kéo một phát vCore là lên ngay đâu, và những điều này ngoài hệ thống khủng ra người dùng phải am hiểu về hệ thống đó khá tốt.
 

ryudovn

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
161
Reaction score
0
Đẩy vcore lên trc kha khá, chỉnh thêm pll(unclock,qpi)
bắt đầu đẩy fbs đến mức tối đa cái vcore đó chạy dc, rồi vào test stable thì bắt đầu dò vcore min nó chạy
ko stable thì trả xuống rồi test rồi lại dò vcore min
 
Top