Khoe hàng Bộ hackintosh Kaby Lake chạy macOS High Sierra của mình

piiggggg

New Member
Joined
Oct 14, 2017
Messages
65
Reaction score
2

Sau 20 ngày mua bộ này mình đã cài thành công macOS Sierra và cả High Sierra. Nếu ai cần giúp thì cứ pm mình, mình sẽ trả lời trong khả năng của mình


Cấu hình:
  • Mainboard: ASRock H110-G/M.2 (1tr6)
  • CPU: Intel® Core™ i3-7100 (2tr7)
  • RAM: AXPRO 8GB DDR4 Bus 2133Mhz - UDIMM (1tr8)
  • SSD: SILICON POWER S56 240GB SATA3 6Gb/s 2.5" (2tr2)
  • GPU: ASUS PH-GT1030-O2G (2tr)
  • Nguồn: Corsair Series VS 400W 80 Plus White (850k)
  • Case: SAMA BLackGold (800k)
  • Màn hình: AOC 21.5''I2269V LED IPS (2tr4)
  • Tổng thiệt hại: 14tr350k
  • Full cấu hình: Link
------------------------
Những thứ hoạt động bình thường:
  • SpeedStep i3-7100 (xung nhịp của CPU)
  • APFS (filesystem mới của High Sierra)
  • GT1030
  • Cổng USB (đã tạo SSDT riêng để patch cùng USBInjectAll.kext)
  • Mạng LAN
  • Audio (cả 4 cổng trước và sau)
  • Sleep/wake như bình thường
  • Dualboot cùng Windows 10
  • Chỉnh độ sáng màn hình
  • Nigh Shift
------------------------
Những thứ không hoạt động được:
  • Cổng HDMI của GPU (mình dùng dây chuyển DVI-HDMI thì không được, chắc HDMI-HDMI thì được)
  • iMessage/Facetime (lười fix cái này quá)
------------------------
Cách cài macOS

Chuẩn bị:
  • Cài sẵn Windows 10 (sẽ bị mất dữ liệu sau khi cài mac)
  • Tạo máy ảo macOS 10.13 theo hướng dẫn này (nhớ chỉnh cổng USB của máy ảo thành 2.0)
  • USB 16GB
Tạo USB boot cùng Clover
Sau khi cài đặt xong máy ảo, các bác cần tải và cài thêm một số thứ nữa:
Sau khi tải xong, cắm USB vào máy bật USB cho máy ảo lên. Mở disk utility lên format ổ USB đấy với định dạng và tên như sau

Note: Không được format USB thành APFS

Sau khi format xong bật terminal lên gõ lệnh này để tạo bộ cài
Code: sudo /Applications/Install\ macOS\ High\ Sierra.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/Clover --applicationpath /Applications/Install\ macOS\ High\ Sierra.app --nointeraction Ấn Y rồi enter xong chờ khoảng 10 đến 30 phút, xong sẽ có chữ Done ở cuối.

Sau khi tạo xong, mở bộ cài đặt Clover Bootloader lên
Ấn next đến khi có phần "Thay đổi vị trí cài đặt" ấn vào đó xong chọn ổ USB của mình
Sau đó ấn tiếp vào "Tuỳ chỉnh" và tick như hình dưới đây


Giờ cài Clover vào, sau đó mở Clover Configurator vừa tải lên
Vào phần mount EFI, mount phân vùng EFI của cái USB của bạn rồi ấn "open partition"

Sau đó tìm những kext này vừa nãy đã tải xong
  • AppleALC.kext
  • FakeSMC.kext
  • IntelMausiEthernet.kext
  • Lilu.kext
  • Shiki.kext
  • USBInjectAll.kext
Bỏ hết đống kext đấy vào EFI\Clover\kexts\Other\

Bỏ file apfs.efi vào EFI\Clover\drivers64UEFI\

Giờ mở file config.plist ở EFI\Clover lên
Ở phần ACPI, trong hộp DSDT thêm các dòng theo ảnh sau


trong hộp Fixes, bỏ tick tất cả các ô đó cả trang 1 và 2
trong hộp SSDT bỏ tick những dòng có chữ Generate....

Ở phần Boot, tick theo ảnh ở dưới đây

Ở phần Devices, trong ô Audio đặt 11 ở phần inject

Ở phần Gui, chỉnh độ phân giải của màn hình, chỉnh theme vừa cài ở Clover (không nhớ thì thôi bỏ qua)

Ở phần Kernel and Kext Patches, ấn vào ô "List of Patches" tìm phần "Enable TRIM for SSD" thêm vào rồi bỏ tick ô Disable của dòng đó

Ở phần Rt Variables, chỉnh như ảnh dưới

Ở phần SMBIOS, ấn vào cái nút có 2 nút tên lên và xuống ở góc phải, chọn iMac 18,1 hoặc 18,2 tuỳ ý. Ấn vào ô "Generate New" vài lần

Ở phần System Parameters, ấn vào ô "Inject Kext" chọn Yes và tick vào ô NvidiaWeb, Inject System ID

Lưu file đấy lại, bây giờ tắt Fast Startup của Windows 10 đi, boot vào BIOS, chỉnh về mặc định rồi làm theo hướng dẫn sau
Code: Advanced/CPU Configuration Package C State Support: Auto Advanced/Chipset Configuration Onboard HD Audio/Front Panel: AC 97 Advanced/Storage Configuration SATA Aggressive Link Power Management: Enabled Advanced/Super IO Configuration Serial Port: Disabled PS2 Y-Cable: Auto Advanced/USB Configuration XHCI Hand-off: Enabled Security Secure Boot: Disabled Boot Fast Boot: Disabled Giờ boot vào Clover bằng USB của bạn, chọn macOS installer cài đặt như bình thường (phần này không hướng dẫn nữa)

Note: Nếu muốn chia ổ cho Windows thì nên dùng filesystem cũ của macOS rồi khi cài format lại bằng bộ cài Windows sau

Note2: Sau khi cài xong lần một thì boot lại vào USB chọn đúng phân vùng mình vừa cài để cài tiếp lần 2, và các bác vẫn phải boot bằng USB để setup và vào màn hình chính. Đọc tiếp để boot bằng ổ cứng


Sau khi cài xong sẽ có 3 hoặc 2 phân vùng, 2/1 phân vùng có thể là Preboot(bỏ qua). Boot vào phần vùng còn lại để setup máy của bạn.

Setup xong vào màn hình chính thì xin các bác đọc tiếp đến phần Sửa lỗi
------------------------
Sửa lỗi:
- Thông thường thì sau khi cài theo hướng dẫn trên thì Audio, mạng LAN là hoạt động bình thường rồi.
- Tải lại Clover Configurator để sửa lỗi

  • Chuyển phân vùng EFI vào ổ cứng để boot bằng ổ cứng thay vì USB

Mở Clover Configurator, mount phần vùng EFI của USB, copy thư mục EFI ở đó ra màn hình. Unmount rồi mount phân vùng EFI của máy lên, chép đè phân vùng EFI ở màn hình đó vào. Từ đó bỏ hẳn USB đi rồi boot bằng ổ cứng luôn (nhớ chỉnh lại boot ở BIOS)
  • Cài đặt nVidia Web Driver
Mở Clover Configurator, mount phân vùng EFI, mở file config.plist lên, vào phần Rt Variables, chỉnh phần CsrActiveConfig=0x0. Lưu lại rồi reboot.

Khởi động lên, chọn và tải bản Web Driver mới nhất và cài đặt. Cài xong rồi reboot

Bây giờ nVidia chạy rồi, mở Clover Configurator, làm lại những bước ở trên nhưng chỉnh CsrActiveConfig=0x67. Chỉnh xong reboot lại phát nữa.
  • Sửa SpeedStep (xung nhịp của CPU)
Tải file này về
Mở Clover Configurator, mount phân vùng EFI, copy file SSDT-XCPM.aml vừa tải vào EFI\Clover\ACPI\Patched\
Reboot
  • Chỉnh độ sáng màn hình
Down cái này về, ném vào phần Ứng Dụng rồi chạy, mở quyền truy cập cho app rồi reboot lại.
Sau đó chỉnh độ sáng màn hình bằng phím F1 F2

Note: Bàn phím của Apple thì phải dùng phím FN F1/2 mới chỉnh đươc
  • Copy file SSDT cần thiết
2 file SSDT này dùng để rename lại ACPI cho chuẩn, giúp sleep/wake chạy tốt hơn

Mở Clover Configurator, mount phân vùng EFI, copy 2 file vừa tải vào EFI\Clover\ACPI\Patched\
  • Patch cổng USB
Tạo custom SSDT để USBInjectAll.kext có thể biết máy tính của bạn có bao nhiêu cổng USB, cổng nào là 3.x hay 2.0. Vì phần quản lý điện của USB 3.x và 2.0 khác nhau nên macOS không phân biệt được nên sleep/wake sẽ bị lỗi nếu không làm bước này

Đầu tiên, tải cái này về. Mở lên rồi chỉnh như sau MaciASL->Preferences->iASL>ACPI 6.1. Sau đó tải cả cái này về. Và chuẩn bị sẵn một cái USB nữa (chuột, bàn phím cũng được)

Mở IORegistryExplorer.app lên, tìm "USB". Bây giờ ta cắm USB vào tất cả các cổng, bao gồm cả mặt trước/sau. Cắm xong nó sẽ hiện như thế này


Những cổng gạch đỏ là đã nhận và đã bị rút ra, còn những cổng khác là đang cắm. Từ đó các bạn ghi tạm các cổng vào đâu đó, xem xem cổng nào là 2.0 cổng nào là 3.x (cổng USB 3.x thì có màu xanh ở trong lỗ cắm, nếu xem ở IOReg thì tất cả đều là 3.x nên phải xem ở máy).

Ví dụ ở máy mình
Code: HS01: USB2 cổng sau 1 HS02: USB2 cổng sau 2 HS03: USB2 cổng trước 1 HS04: USB2 cổng trước 2 HS07: USB3 cổng sau 3 HS08: USB3 cổng sau 4 SS01: USB2 cổng sau 5 SS02: USB2 cổng sau 6 Sau đó vào phần XHC@14 hoặc giống theo máy bạn, sau đó tìm nhánh device-id


Ở đây máy mình là 2f a1 00 00, nhớ tạm cái này lại cùng với danh sách các cổng USB kia

Sau đó mở MaciASL lên, vào File - New. Copy cái này vào

Code: // Port trimmed with port comments and correct UsbConnector SSDT-UIAC.dsl for NUC6i7KYK DefinitionBlock ("", "SSDT", 2, "hack", "UIAC", 0) { Device(UIAC) { Name(_HID, "UIA00000") Name(RMCF, Package() { "8086_a12f", Package() { "port-count", Buffer() { 26, 0, 0, 0 }, "ports", Package() { "HS01", Package() // USB2 cong sau 1 { "UsbConnector", 0, "port", Buffer() { 1, 0, 0, 0 }, }, "HS02", Package() // USB2 cong sau 2 { "UsbConnector", 0, "port", Buffer() { 2, 0, 0, 0 }, }, "HS03", Package() // USB2 cong truoc 1 { "UsbConnector", 0, "port", Buffer() { 3, 0, 0, 0 }, }, "HS04", Package() // USB2 cong truoc 2 { "UsbConnector", 0, "port", Buffer() { 4, 0, 0, 0 }, }, "HS07", Package() // USB3 cong sau 3 { "UsbConnector", 3, "port", Buffer() { 9, 0, 0, 0 }, }, "HS08", Package() // USB3 cong sau 4 { "UsbConnector", 3, "port", Buffer() { 17, 0, 0, 0 }, }, "SS01", Package() // USB2 cong sau 5 { "UsbConnector", 0, "port", Buffer() { 18, 0, 0, 0 }, }, "SS02", Package() // USB2 cong sau 6 { "UsbConnector", 0, "port", Buffer() { 19, 0, 0, 0 }, }, }, }, }) } } //EOF Sau khi copy phần đấy vào file dsl mới, ta để ý
8086_a12f: là device-id 2f 1a 00 00
HS01,SS01,...: là mã cổng USB
"UsbConnector", 0,: vậy 0 là USB2, 3 là USB3 và 255 là cổng bluetooth cắm vào main nếu các bạn có card

Từ đó các bạn thêm bớt sửa mã cổng, UsbConnector và device-id theo máy bạn

Sau khi sửa xong, ấn compile. Sau đó ấn Save as, lưu file thành SSDT-UIAC.aml, file format đặt thành ACPI nhé.

Lưu xong, mở Clover Configurator. Mount phân vùng EFI, copy file vừa lưu vào EFI\Clover\ACPI\Patched rồi reboot lại máy

Sau khi xong ta nên mở IOReg để kiểm tra các cổng

Mở IOReg lên, tìm "USB" ấn chọn mã cổng như HS01, xem nhánh bên phải nếu nó là UsbConnector 0x0 thì bạn đã chỉnh thành cổng mã cổng này thành USB2. Còn nếu nó là 0x3 thì mã cổng này là USB3. Đồng thời khi kiểm tra những cổng bạn không dùng được sẽ biến mất, nếu 2 cái kia đều đúng có nghĩa là bạn đã thành công!

Về sau nếu bạn có cắm thêm cổng USB nối từ main ra, xoá file này và làm lại từ đầu. Nếu cắm card wifi có kèm bluetooth thì cổng bluetooth sẽ được nối vào cổng USB của main, cũng sẽ phải làm lại file này từ đầu.
  • Cách nâng cấp macOS khi có bản mới
Tương tự với cách cài nVidia Web Driver, cài xong bản mới xong thì update qua App Store là xong

Khi reboot từ App Store, mac có thể sẽ tạo thêm phân vùng nữa để boot vào. Có tên là Installer hoặc gì đó, ta boot vào đó trước để update rồi sau khi update phân vùng này sẽ biến mất
  • Cài dual-boot với Windows
Khi dùng hackintosh, các bạn không dùng được bootcamp để cài Windows như mac thật nên để cài win. Các bác chuẩn bị 1 cái USB boot Windows 10

Cắm USB, dùng Clover hoặc BIOS để boot vào phần cài Windows. Format phân vùng lúc trước đã chia rồi cài. Khi cài xong tắt Fast Startup như hướng dẫn ở trên rồi chỉnh BIOS về lại Clover Bootloader, từ đó là đã có thể boot Windows 10 cùng với Clover Bootloader rồi

Nếu thời gian của macOS và Windows chênh lệnh nhau thì fix bằng fix .reg này ở Windows
  • Ẩn phân vùng không cần thiết
Bình thường khi boot, macOS sẽ có 2 đến 4 phân vùng. Trong đó 1 hoặc 2 cái sẽ là phần preboot không cần thiết, 1 cái khác là recovery và 1 cái để vào hđh. Nếu bạn nào dùng Windows để dualboot thì sẽ có 2 cái nữa của Windows.

Vậy bình thường ta nên để hiện 3 phân vùng đó là windows (nếu có), macOS và Recovery của macOS.

Để ẩn, mở Clover Configurator, mount phân vùng EFI, mở file config.plist lên. Vào phần GUI, ở ô Scan, chọn vào Custom, tick vào Entries, Tool. Ở ô hide volumes bên phải, thêm 1 dòng rồi ghi vào đó là Preboot.

Sau đó reboot lại thử xem đã ẩn thành công chưa
 

Oliver.Giroud

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
1,147
Reaction score
0
của mình i3 7100 mà toàn bị panic. chắc do main ko hợp.

search chưa có ai cài trên main này nên ko rõ chỉnh bios sao

dell optiplex 3050
 

piiggggg

New Member
Joined
Oct 14, 2017
Messages
65
Reaction score
2
Oliver.Giroud said:
của mình i3 7100 mà toàn bị panic. chắc do main ko hợp.

search chưa có ai cài trên main này nên ko rõ chỉnh bios sao

dell optiplex 3050
chỉnh BIOS thì gần như chỉ có 1 form như thế này thôi à bác
Code: Virtualization : Enabled VT-d : Disabled XHCI Hand-Off : Enabled Legacy USB Support: Auto/Enabled IO SerialPort : Disabled Network Stack : Disabled XMP Profile : Auto / Profile 1/Enabled UEFI Booting set to Enabled and set Priority over Legacy Secure Boot : Disabled Fast Boot : Disabled OS Type: Other OS Wake on LAN : Disabled bác thử chụp ảnh xem panic vì cái gì
 

Oliver.Giroud

New Member
Joined
Sep 28, 2017
Messages
1,147
Reaction score
0
piiggggg said:
chỉnh BIOS thì gần như chỉ có 1 form như thế này thôi à bác
Code: Virtualization : Enabled VT-d : Disabled XHCI Hand-Off : Enabled Legacy USB Support: Auto/Enabled IO SerialPort : Disabled Network Stack : Disabled XMP Profile : Auto / Profile 1/Enabled UEFI Booting set to Enabled and set Priority over Legacy Secure Boot : Disabled Fast Boot : Disabled OS Type: Other OS Wake on LAN : Disabled bác thử chụp ảnh xem panic vì cái gì
mà thôi. máy đó cài dc ko cũng chẳng sao vì mình đang chạy 2 con skylake với haswell ngon rồi.

PS: xài Mac phải > 23 inch mới ngon
 

piiggggg

New Member
Joined
Oct 14, 2017
Messages
65
Reaction score
2
Oliver.Giroud said:
mà thôi. máy đó cài dc ko cũng chẳng sao vì mình đang chạy 2 con skylake với haswell ngon rồi.

PS: xài Mac phải > 23 inch mới ngon
máy một phần để dùng xcode thôi nên chả cần 23' làm gì cả
 

quanghuy9xpro1

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
591
Reaction score
0
đang loay hoay k biết bỏ 2 cái tuỳ chọn win 7 như nào , mà rõ máy chỉ có win 10 thôi. thank bác :D
 

piiggggg

New Member
Joined
Oct 14, 2017
Messages
65
Reaction score
2
quanghuy9xpro1 said:
đang loay hoay k biết bỏ 2 cái tuỳ chọn win 7 như nào , mà rõ máy chỉ có win 10 thôi. thank bác :D
là sao nhỉ bác ?
 

quanghuy9xpro1

New Member
Joined
Sep 27, 2017
Messages
591
Reaction score
0
piiggggg said:
là sao nhỉ bác ?
là ở tùy chọn boot trong clover ấy bác
máy 1 window 10 - mac - recover mac - window -window.
mà bác ơi cho em hỏi speedtep mà dc ít quá thì có sao k ạ
em patch pin với độ sáng màn hình. vậy có cần patch thêm gì nữa k về quản lý điện ấy ạ.
 
Top